10 năm trước -

Ngay sau khi ra mắt, chiếc iPhone 6 mỏng nhất gặp ngay "tai tiếng" máy dễ bị bẻ cong, còn gọi là Bengate. Mặc dù số lượng máy gặp phải hiện tượng này ít, và Apple khẳng định máy không thể bị bẻ cong trong điều kiện sử dụng bình thường, nhưng để xoa dịu dư luận, Apple đã buộc phải mời các nhà báo tới thăm phòng thử độ bền iPhone của hãng.


Theo CNBC và The Verge, Apple khăng khăng các trường hợp iPhone 6 Plus bị uốn cong - đặc biệt là do các cuộc thử nghiệm cố ý – không phải là phổ biến và rằng người tiêu dùng không phải lo ngại gì cả. Hãng cho biết mới nhận được có 9 khiếu nại về việc những chiếc iPhone đời mới nhất có thể uốn cong.


Tuy nhiên, không phải đơn giản mà Apple buộc thanh minh cho mình sau khi có vài khiếu nại iPhone 6/ iPhone 6 Plus bị cong màn hình. Vấn đề là trong số khiếu nại đó, có cả nhà báo. Theo Russel Holly của trang Geek.com, anh chưa bao giờ để rơi iPhone 6 mà chỉ để nó trong túi quần trước trong một thời gian khá dài khi lái xe. Anh chỉ phát hiện ra vấn đề màn hình cong sau khi đọc tin tức đầu tiên về iPhone 6 bị cong màn hình.


Sau đó, có một loạt bài báo mổ xẻ, phân tích cũng như có video demo iPhone 6 có thể bị bẻ cong như thế nào so với các smartphone khác. Thậm chí, trong bài viết đăng trên Beta News hôm qua, ngày 25/9, tác giả bài báo - dựa trên kiến thức về cơ khí - đã thiên về khả năng Apple đã không kiểm tra iPhone 6 kỹ lưỡng. Theo ông, các dấu hiệu là khá rõ ràng. Đầu tiên là cạnh viền của máy mỏng. Nó càng mỏng thì càng khiến cho thân máy yếu đi dưới tác động của lực. Thứ hai, lớp vỏ kim loại lại quá mỏng - để đạt được "thành tích" trọng lượng nhẹ - càng tăng thêm rủi ro cho máy bị uốn cong. Đó chính là vấn đề về vật lý. Các cạnh viền dày hơn và lớp vỏ cứng hơn sẽ giảm bớt được rủi ro này.


Song theo quan điểm của Apple: "Vấn đề là nếu bạn sử dụng đủ lực để uốn một chiếc iPhone, hoặc bất kỳ chiếc điện thoại nào, thì nó cũng sẽ bị biến dạng", một Phó chủ tịch Apple nói với phóng viên The Verge.


Chuyến mời phóng viên đến phòng thử nghiệm sản phẩm iPhone của Apple này không phải là lần đầu. Phản ứng với vụ tai tiếng ăng-ten – còn gọi là Angtenna-gate - hồi ra mắt iPhone 4 năm 2010, Apple cuối cùng đã không chỉ mở cửa phòng lab thử nghiệm sản phẩm mà còn cung cấp vỏ miễn phí để sửa lỗi.

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

lazy_img

Nguồn: GenK

Có thể bạn cũng thích