Đừng để lò vi sóng nhà bạn phát nổ bằng những thói quen tưởng chừng vô hại

8 năm trước -

Đồ gia dụng trong gia đình rất dễ gây ra cháy nổ nếu bạn không sử dụng đúng cách. Nếu tủ lạnh và nồi cơm điện là những trường hợp phát nổ nhiều nhất thời gian qua thì lò vi sóng là đồ dùng bạn cũng nên quan tâm ngay từ bây giờ. Hãy cùng Nguyễn Kim điểm nhanh những trường hợp có thể nổ lò vi sóng để phòng tránh kịp thời nhé!

1. Lò vi sóng đặt gần hay dùng chung ổ cắm điện với các thiết bị điện tử khác

Vì công suất hoạt động của lò vi sóng là rất lớn nên khi bạn cắm chung ổ điện với các thiết bị khác có công năng lớn không kém như tủ lạnh, bếp điện... nguồn điện sẽ trở nên quá tải và dễ dẫn đến chập mạch hay cháy nổ, gây nguy hiểm cho bạn và gia đình.

Đặt lò vi sóng quá gần bếp sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chập mạch, cháy nổ

Đặt lò vi sóng quá gần bếp sẽ là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chập mạch, cháy nổ

Cần đặc biệt chú ý, không được đặt lò vi sóng quá gần bếp gas, 2 thiết bị nhiệt ở cạnh nhau sẽ làm gia tăng nhiệt khi hoạt động, nếu có vật dễ bắt lửa ở gần sẽ gây ra cháy nổ.

2. Sử dụng vật đựng thực phẩm bằng kim loại, giấy bạc trong quá trình hâm nóng bằng lò vi sóng

Khi dùng các vật đựng thực phẩm bằng chất liệu kim loại hay vật đựng thủy tinh, gốm sứ chịu nhiệt nhưng có trang trí hoa văn, họa tiết bằng kim loại để nấu, hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng thì các tia lửa điện sẽ sinh ra trong quá trình hoạt động, gây ra cháy nổ bên trong lò. Và tương tự, giấy bạc cũng là thứ bạn nên tránh khi dùng lò vi sóng, chỉ nên dùng giấy bạc khi làm nướng đồ ăn.

Không sử dụng vật đựng bằng kim loại khi hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng

Không sử dụng vật đựng bằng kim loại khi hâm nóng thực phẩm bằng lò vi sóng

Để tránh nguy cơ cháy nổ lò vi sóng, đảm bảo an toàn cho người nội trợ nói riêng và cả gia đình nói chung, bạn nên kiểm tra vật đựng thực phẩm và chắc chắn nó có thể dùng được trong lò vi sóng trước khi sử dụng.

3. Chế biến thực phẩm có vỏ kín

Các thực phẩm có lớp vỏ cứng như hải sản: ốc, sò... hay vỏ dày như hạt dẻ, khoai lang, khoai tây; thực phẩm đóng hộp; trứng nguyên vỏ... sẽ nói không với lò vi sóng. Vì khi lò hoạt động, các thực phẩm này sẽ nổ tung, làm bẩn và có nguy cơ gây cháy nổ lớn trong lò vi sóng từ đó lan rộng ra.

Bỏ lớp vỏ trứng ở ngoài trước khi cho vào lò vi sóng

Bỏ lớp vỏ trứng ở ngoài trước khi cho vào lò vi sóng

Thế nên, khi nấu các thực phẩm này bằng lò vi sóng, bạn cần loại bỏ lớp vỏ cứng phía bên ngoài để tránh mọi trường hợp đáng tiếc xảy ra.  

4. Quay, rán thức ăn trong lò vi sóng

Việc sử dụng nhiều dầu mỡ cho những món quay rán sẽ là điều cấm kị cho lò vi sóng. Khi bạn chế biến thực phẩm quay rán trong lò vi sóng nhiệt độ sẽ tăng, dầu mỡ bắn ra các phía rơi vào các bộ phận trong lò và hậu quả là gây cháy nổ, nguy hiểm cho người nội trợ.

Dầu mỡ từ việc quay rán sẽ dẫn đến việc hỏng móc và cháy nổ ở lò vi sóng

Dầu mỡ từ việc quay rán sẽ dẫn đến việc hỏng móc và cháy nổ ở lò vi sóng

Vì thế, bạn không nên chế biến các món quay, rán trong lò vi sóng, nếu lỡ chế biến và có hiện tượng cháy thì tuyệt đối tránh mở cửa lò ra ngay mà nên rút phích cắm, ngắt kết nối điện, đợi khoảng 30 phút cho dầu nguội rồi mới mở cửa lò. Mở cửa lò sớm dầu mỡ bắn ra sẽ khiến bạn bị phỏng, rất nguy hiểm.

Nếu bạn đã từng mắc phải những lỗi trên nhưng may mắn chưa có hậu quả lớn thì nên hạn chế ngay từ bây giờ. Hãy là người nội trợ thông minh để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình nhé! 

>>>> Xem thêm bài viết "mất mạng vì thói quen biến tủ lạnh thành bom hẹn giờ" cùng "nồi cơm điện nổ và hồi chuông cảnh tỉnh về cách sử dụng"

Bài: Hoàng Ngân 

Có thể bạn cũng thích