Gián tiếp giết con chỉ vì dùng điện thoại trong lúc chăm trẻ

7 năm trước -

Nhiều ông bố, bà mẹ bỉm sữa vẫn thường có thói quen tranh thủ sử dụng điện thoại để gọi điện, nhắn tin cho người thân, bạn bè, xử lý công việc hay giải trí trong lúc đang chăm con. Họ chỉ nghĩ đơn giản rằng việc kết hợp này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, nhưng thực chất bạn gián tiếp đẩy con trẻ vào nguy hiểm đấy! Thói quen tưởng như vô hại này sẽ khiến trẻ gặp phải một số vấn đề khi trưởng thành và ảnh hưởng đến não bộ.

Não bộ sẽ kém phát triển vì ảnh hưởng của sóng điện thoại

Cuộc sống ngày càng hiện đại, điện thoại càng đóng vai trò không thể thiếu đối với con người và các ông bố, bà mẹ bỉm sữa cũng không ngoại lệ. Nhiều trường hợp các sản phụ vừa sinh con xong là tìm ngay điện thoại để kịp chụp ảnh “check in” trên mạng xã hội. Thế nhưng họ không hề biết rằng việc dùng điện thoại ngay khi em bé đang nằm bên cạnh có tác hại khủng khiếp như thế nào.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bức xạ điện thoại sẽ khiến 40% khả năng phát triển não bộ của con trẻ bị chậm lại. Đặc biệt, trong những tháng năm đầu đời, khi cơ thể trẻ sơ sinh còn rất yếu và đang từng bước làm quen với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ, thì bức xạ điện thoại như “con quái vật’’ đang lăm le làm hại con bạn từng ngày.

Trẻ sẽ quấy khóc và khó ngủ vì ảnh hưởng của sóng điện thoại

Trẻ sẽ quấy khóc và khó ngủ vì ảnh hưởng của sóng điện thoại

Nếu trẻ sơ sinh liên tục tiếp xúc với sóng điện thoại trong phạm vi gần sẽ dẫn đến khó ngủ, quấy khóc nhiều lần hay thậm chí là kém thông minh. Một hành động nhỏ của bạn lại khiến con mình chịu biết bao nhiêu hệ lụy đi kèm, đáng hay không?

Dùng điện thoại gần trẻ sơ sinh là gián tiếp hại con mình

Tuy chưa có kết luận chính thức về tác hại nghiêm trọng của sóng và bức xạ điện thoại đến sức khỏe con người, nhưng việc khiến trẻ em chậm phát triển là điều chắc chắn sẽ xảy ra và đã được các chuyên gia khẳng định.

Sóng điện thoại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trẻ

Sóng điện thoại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con trẻ

Bức xạ sẽ cao gấp 1000 lần nếu mẹ sạc điện thoại nơi gần bé nằm. Nếu bạn có những hành động trên thì đừng hỏi lý do tại sao trẻ thường quấy khóc và chậm lớn nhé!

Chăm chú vào điện thoại di động làm xao nhãng việc chăm con

Trước đây, khi smartphone chưa phổ biến, ngoài giờ làm việc hầu hết thời gian của các bậc phụ huynh đều dành cho việc chăm con. Thế nhưng cuộc sống hiện đại dường như đã khiến những ông bố, bà mẹ trẻ bị xao nhãng quá nhiều bởi smartphone và những ứng dụng giải trí của nó. 

Đừng quên mất đang chăm con chỉ vì mải mê dùng điện thoại bạn nhé!

Đừng quên mất đang chăm con chỉ vì mải mê dùng điện thoại bạn nhé!

Họ tập trung vào công việc, chăm chú vào trang cá nhân Facebook, chụp ảnh check in trên Instagram... Và có lẽ chính họ cũng không hề nghĩ rằng chuyện ấy sẽ ảnh hưởng thế nào đến thời gian chăm con của mình, khiến bản thân xao nhãng.

Thị lực của trẻ suy giảm vì thường xuyên dùng điện thoại bên cạnh

Việc “khoe” con trên mạng xã hội đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Nhưng bạn có biết thói quen quá thường xuyên chụp ảnh con có thể gây hại vô cùng đến thị lực của trẻ. Mắt trẻ nhỏ rất yếu, không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Nếu mẹ chụp ảnh với đèn flash thì mắt con sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm thị lực và nhiều bệnh về mắt.

Trẻ có nguy cơ phải dính với cặp kính cận chỉ vì mẹ

Trẻ có nguy cơ phải dính với cặp kính cận chỉ vì mẹ "chăm'' chụp ảnh

Lời khuyên cho các bậc cha mẹ

Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại trong những năm tháng đầu đời của con. Nếu cần sử dụng, bạn nên ra khỏi phòng của bé. Dĩ nhiên cũng tuyệt đối không sạc điện thoại gần nơi bé nằm.

Tắt đèn flash nếu muốn chụp ảnh con. Nên thay thế việc gọi điện bằng cách nhắn tin, chỉ gọi điện khi thật sự cần thiết và không nói chuyện điện thoại lâu trong phòng của bé.

Tuyệt đối không để điện thoại trên đầu giường của bé, để tránh bức xạ và sóng điện thoại tiếp xúc gần với não bộ của trẻ.

Hãy đảm bảo đã tắt đèn flash điện thoại khi chụp ảnh con nhé!

Hãy đảm bảo đã tắt đèn flash khi chụp ảnh con nhé!

Một số lưu ý cho sản phụ

Tìm cách giảm bức xạ điện thoại

Với mỗi lần nhấn nút nhận tín hiệu của cuộc gọi đến, sóng bức xạ sẽ cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu. Do đó bạn nên để điện thoại cách xa não bộ khoảng 15cm bằng cách mở loa ngoài hoặc dùng tai nghe có dây để trò chuyện thay vì áp sát điện thoại vào tai.

- Không nên mang điện thoại theo bên mình khi không cần thiết, để giảm tác động của bức xạ lên thai nhi cũng như lên não của mẹ.

- Tuyệt đối không sử dụng điện thoại lúc đang sạc pin vì lúc này các linh kiện nóng lên làm tăng bức xạ của điện thoại và đồng thời tăng các nguy cơ cháy nổ.

- Một số chậu cây như hoa thủy tiên, cây xương rồng... có khả năng hấp thụ bức xạ rất tốt, nên các mẹ bầu cũng có thể đặt một vài chậu cây trong phòng để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như trang trí thêm cho không gian.

Đặt xương rồng trong phòng ngủ giúp hấp thụ bức xạ từ điện thoại

Đặt xương rồng trong phòng ngủ giúp hấp thụ bức xạ từ điện thoại

Không sử dụng điện thoại liên tục

- Sản phụ không nên dán mắt vào màn hình điện thoại trong thời gian dài. Nếu thích chơi game trên smartphone, bạn hãy chú ý không chơi quá 30 phút và hãy tắt sóng điện thoại để hạn chế tác động của bức xạ.

- Hạn chế các cuộc nói chuyện dài, có thể chuyển sang hình thức nhắn tin hoặc sử dụng điện thoại bàn để thay thế.

Các mẹ có thể chuyển qua sử dụng điện thoại bàn nếu cần đàm thoại dài

Các mẹ có thể chuyển qua sử dụng điện thoại bàn nếu cần đàm thoại dài

Để điện thoại xa người khi ngủ

Tốt nhất không đặt điện thoại dưới gối hoặc gần ngay đầu nằm khi ngủ mà nên đặt ở vị trí xa hơn, thậm chí tắt luôn điện thoại để não được nghỉ ngơi hoàn toàn, không bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện thoại.

Hi vọng với bài viết trên, các mẹ bỉm sữa sẽ có thêm kinh nghiệm chăm con, không vì những thói quen lúc trước mà làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Thay đổi hành động vì tương lai con trẻ, bạn nhé!

Xem thêm>> điện thoạiđiện thoại Samsung, điện thoại Sony, điện thoại Oppo, điện thoại HTC, điện thoại Vivo, điện thoại Xiaomi, điện thoại Nokia

Bài: Hoàng Ngân

Có thể bạn cũng thích