Không chỉ phụ nữ sau sinh, dân văn phòng cũng dễ mắc bệnh trầm cảm

7 năm trước -

Dân văn phòng ngồi máy tính suốt 8 tiếng, áp lực công việc quá lớn... rất dễ bị stress, trầm cảm. Vì thế, bạn hãy học những cách sau đây để luôn khỏe mạnh và yêu đời nhé!

1. Gặp gỡ nhiều người

Những người thường xuyên ngồi trước màn hình máy tính, đeo tai nghe làm việc, ít tiếp xúc người khác, chưa kể những lúc gặp áp lực công việc thì chuyện mắc bệnh trầm cảm chỉ là sớm muộn.

Dùng máy tính thường xuyên, ít giao tiếp với mọi người sẽ dễ bị trầm cảm

Hãy mở lòng để quen biết nhiều người hơn

Não của chúng ta cần phải có sự tương tác với người khác. Bộ não vốn được sinh ra để điều khiển nhiều mối quan hệ. Bạn đừng nên thu mình, cứ mãi làm việc mà hãy giao tiếp, gặp gỡ nhiều người hơn. Không chỉ là những người đồng nghiệp, mở rộng mối quan hệ bên ngoài, quen nhiều bạn hơn cũng giúp đời sống bạn phong phú và vui tươi hơn.

2. Ngủ đủ giấc

Khi thiếu ngủ, cơ thể chúng ta sẽ bị mệt mỏi, não bộ bị trì trệ và chẳng minh mẫn để giải quyết bất cứ điều kì. Với dân văn phòng, việc thiếu ngủ sẽ giảm đi sự sáng tạo, giảm năng suất hoạt động và rất dễ trầm cảm.

Ngủ đủ giấc khi dùng máy tính quá nhiều

Ngủ đủ giấc để lấy lại năng lượng

Bạn nên ngủ đủ giấc cho cơ thể thêm khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, bạn đã cứu bản thân khỏi căn bệnh lý phức tạp này rồi đấy!

3. Phân chia công việc hợp lý

Công việc quá tải sẽ làm người ngồi trước máy tính dễ mắc bệnh trầm cảm hơn. Não bộ luôn phải dành cho công việc sẽ khiến chúng lúc nào cũng căng như dây đàn và sẽ sớm có ngày bị "đứt" mà thôi. Vì thế, bạn hãy biết chia thời gian làm việc hợp lý, đừng để tình trạng "nước tới chân mới nhảy".

Phân chia công việc khi dùng máy tính

Đừng để công việc chồng chất

Một gợi ý nhỏ cho bạn là hãy viết những việc cần làm ra giấy. Chúng sẽ thống kê cho bạn việc cần làm và đã làm để bạn không cần phải nhớ quá nhiều thứ. Mỗi lần hoàn thành một việc nhỏ trên giấy, trách nhiệm trên vai sẽ nhẹ đi, bạn sẽ thoải mái hơn để làm những việc còn lại một cách có khoa học. Hãy vận dụng ngay nhé!

4. Hãy đi khám và uống thuốc chống trầm cảm theo hướng dẫn của bác sĩ

Khi cơ thể có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm như khó ngủ, ăn không ngon miệng, chán nản, không tập trung vào công việc... bạn nên đi khám bác sĩ tâm lý ngay.

Khi bạn cảm thấy bị trầm cảm hãy gặp bác sĩ tâm lý

Đừng ngại gặp bác sĩ tâm lý

Rất nhiều người sợ uống thuốc sẽ bị lạm dụng thuốc nên đã bỏ ngang. Tuy nhiên, điều đó sẽ làm căn bệnh của bạn thêm nặng hơn. Bạn hãy nghe theo lời bác sĩ uống thật đều thuốc để mau khỏi bệnh và sống vui tươi hơn.

5. Cam kết với bản thân sẽ sống tốt hơn

Dù có làm bất cứ điều gì, bạn vẫn phải lạc quan và cam kết với bản thân rằng mình sẽ sống tốt hơn. Những giây phút mệt mỏi, cô đơn hay thất vọng chỉ làm cho bạn thêm tốn thời gian và đau khổ. Hãy gạt bỏ chúng đi để nhìn về tương lai tươi đẹp phía trước.

Dùng máy tính, phân phối công việc hợp lý và yêu thương bản thân

Sống tốt hơn để đánh bại chứng trầm cảm

Nghĩ về gia đình nhiều hơn, tự hào vì mình đang có một công việc và đạt được thành tựu hơn nhiều người. Và cuối cùng, hãy là một dân văn phòng đầy năng lượng để đánh bại chứng trầm cảm. 

Có thể bạn cũng thích