Nào có ai ngờ các ông trùm công nghệ lại từng kinh doanh qua những nghề này!

8 năm trước -

Startup (khởi nghiệp) là một con đường lâu dài và không hề dễ dàng gì. Đã có bao giờ bạn tự hỏi những ông lớn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Nokia, LG, Sharp, Sony có trong tay khối tài sản khổng lồ đã từng khởi nghiệp như thế nào chưa? Nguyễn Kim tin rằng câu chuyện sự nghiệp của những thương hiệu lớn kia sẽ là một phần động lực, truyền ngọn lửa nhiệt huyết đến các bạn trẻ đang nung nấu trong mình ý tưởng Startup táo bạo đấy!

1. Samsung: mì sợi, rau củ và trái cây

Là tập đoàn công nghệ lừng danh nhất nhì trên thế giới, Samsung được biết đến với vị thế là một nhà sản xuất điện thoại và TV. Bên cạnh đó, thương hiệu đến từ Hàn Quốc này còn là một trong những sản xuất hàng điện tử tiêu dùng hàng đầu về các sản phẩm: máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt... Tuy nhiên, ít ai biết rằng Samsung khởi nghiệp từ việc bán trái cây, rau củ và mì sợi, những sản phẩm chẳng mấy liên quan đến các lĩnh vực đang làm nên tên tuổi cho tập đoàn công nghệ này.

Samsung và câu chuyện khởi nghiệp với mì sợi và trái cây

Samsung và câu chuyện khởi nghiệp với mì sợi và trái cây

Năm 1938, Lee Byung-Chul, con trai của một địa chủ giàu có, thành lập một công ty chuyên xuất khẩu rau quả và làm mì tôm. Trong số các mặt hàng Samsung Sanghoe kinh doanh có cả cá khô. Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, ông cho ra đời nhà máy Cheil Mojik và nhanh chóng trở thành nhà máy len sợi lớn nhất Hàn Quốc. Đây là bước khởi đầu cho việc hình thành tập đoàn lớn sau này.

Cuối thập kỷ 60 (thế kỷ XX), Samsung tham gia vào ngành công nghiệp điện tử khi nhân loại chính thức bước vào cuộc cách mạng khoa học lần thứ 3. Năm 1969, từ công ty chuyên bán hàng thực phẩm, công ty điện tử Samsung Electronics được thành lập và đánh dấu cột mốc lớn trong lịch sử phát triển. Ban đầu những sản phẩm họ bán là tivi đen trắng, sau đó mở rộng thành tủ lạnh, máy giặt và tivi màu. Không chỉ có vậy, Samsung còn còn “lấn sân” sang lĩnh vực đóng tàu, xây dựng, bảo hiểm, không gian vũ trụ, quảng cáo... và đã tạo được những dấu ấn nhất định trong những lĩnh vực này.

2. Nokia: giấy

Nokia là thương hiệu đến từ Phần Lan và là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Có thể nói thương hiệu này từng là "tượng đài" vững chắc trong lòng người dân Việt Nam với hàng loạt mẫu điện thoại Nokia nổi danh.

Nokia

Nokia với xưởng sản xuất giấy thời bấy giờ

Những ngày đầu thành lập, Nokia là một công ty đa ngành, đa lĩnh vực. Năm 1898, Eduard Polón sáng lập nên công ty Sản phẩm Cao Su Phần Lan, sản xuất nhiều loại sản phẩm từ giày cao su đến lốp xe. Một thế kỷ sau, năm 1967, Nokia sáp nhập với hai công ty cao su và cáp của Phần Lan để trở thành tập đoàn sản xuất giấy, hóa chất và ủng cao su.

Với tiềm lực kinh tế được tích lũy qua nhiều thập kỷ, Nokia "lấn sân” sang lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ thông tin, mở đường cho hành trình xâm nhập và khai phá thị trường viễn thông với những bước đi ban đầu là sản xuất máy tính, màn hình và Tivi. Đến năm 1981, khi mạng điện thoại di động quốc tế đầu tiên trên thế giới ra đời, Nokia đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ để trở thành nhà sản xuất điện thoại đầu tiên.

3. LG: kem đánh răng, chất tẩy rửa, đồ nhựa

Để trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới như chúng ta thấy hiện nay với hàng loạt sản phẩm chính là điện tử, điện lạnh, gia dụng, điện thoại và các sản phẩm dầu khí, LG bắt đầu khởi nghiệp bằng việc sản xuất kem đánh răng, xà phòng, chất tẩy rửa và các sản phẩm từ nhựa.

LG

Dòng kem dưỡng da "sốt xình xịch" hồi đó của LG

Tập đoàn điện tử LG (viết tắt từ cụm từ Lucky-Goldstar) được thành lập vào năm 1947 tại Hàn Quốc. Trong khoảng thời gian này, kem đánh răng hiệu Perioe và kem dưỡng da Lucky Cream chính là 2 sản phẩm hot nhất lúc bấy giờ của hãng.

Mãi đến thập niên 60 của thế kỷ XX, trào lưu sản xuất hàng điện tử lên ngôi, LG đã nhanh chóng bắt nhịp, mở ra trang sử mới vẻ vang cho mình, để trở thành một trongg những công ty đầu tiên của xứ sở kim chi chuyển hướng sang sản xuất radio, Tivi, tủ lạnh, máy giặt và máy lạnh

4.  Sharp: bút máy

Là một trong những tượng đài công nghệ Nhật Bản với và với câu logan nổi tiếng: “Hãy làm ra sản phẩm mà người khác muốn bắt chước”. Sharp đã vươn lên từ một nhà sản xuất bút máy ban đầu, trở thành một trong 20 nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới.

Bút chì bấm là sản phẩm khởi nghiệp của Sharp

Bút chì bấm là sản phẩm khởi nghiệp của Sharp

Năm 1912, Tokuji Hayakawa thành lập một xưởng chế tác kim loại tại Tokyo. Phát minh ban đầu của ông là "Tokubijo" - một loại khóa kim loại dùng trên dây thắt lưng. Năm 1915, Tokuji phát minh ra bút chì bấm mang tên Ever-Sharp và từ đó ông dùng tên Sharp để đặt tên cho công ty mình.

Đến năm 1923, một trận động đất Kanto diễn ra đã khiến công việc kinh doanh bút chì bấm của Sharp bị ảnh hưởng nặng nề. Dẫn đến công ty bắt buộc dời sang Osaka và chuyển sang thiết kế các dòng radio, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc tham gia thị trường điện tử tiêu dùng.

5. Sony: nồi cơm điện bằng gỗ

Sau thế chiến thứ hai, Masaru Ibuka cùng Akio Morita đã bắt tay nhau để thành lập nên Viện nghiên cứu viễn thông Tokyo. Nhưng nồi cơm điện lại là sản phẩm đầu tay của hãng này. Ban đầu Sony được Masaru Ibuka và Akio Morita thành lập tháng 10/1946 tại Nihonbashi (Tokyo) với tên gọi Tokyo Stushin Kenkyujo. Đến tháng 1/1958, công ty đổi tên là Sony.

Nồi cơm điện bằng gỗ độc đáo của Sony

Nồi cơm điện bằng gỗ độc đáo của Sony

Lợi dụng những chiếc radio công cộng lúc này đều bị hỏng do ảnh hưởng của bom đạn, Ibuka đã biến công ty mình thành nơi nhận sửa radio, phát minh ra một loại thiết bị chuyển đổi tần số để người dân có thể sử dụng bình thường như trước kia. Thời gian đầu, công ty nhận được rất nhiều gạo do nhiều hộ gia đình dùng đó để thay cho tiền trả dịch vụ, cũng từ đó Ibuka nghĩ ngay đến việc tạo ra nồi cơm điện và đây trở thành sản phẩm điện tử tiêu dùng đầu tiên của công ty này.

Đài bán dẫn TR-55, TV xách tay TV5-303 và cát-sét Walkman TPS-L2 được biết đến thành công ban đầu của Sony, nhưng CD, DVD và máy chơi game Play Station 3 mới là sản phẩm giúp Sony gặt hái thành công đáng kể.

Những câu chuyện khởi nghiệp của các ông trùm công nghệ thật thú vị và ly kỳ phải không nào? Nếu bạn đang ấp ủ một kế hoạch khởi nghiệp nào đó, đừng ngại thử thách, hãy bắt tay vào hiện thực hóa nó. Và biết đâu, startup của bạn sẽ trở thành Samsung, Sony, Nokia, LG, Sharp thứ 2 sau nhiều thập kỷ nữa.

Bài: Hoàng Ngân

Có thể bạn cũng thích