Nồi cơm điện sẽ "chết dần chết mòn" nếu bạn cứ giữ những thói quen này

7 năm trước -

Nồi cơm điện chính là trợ thủ đắc lực không thể thiếu của hội chị em phụ nữ trong cuộc sống hiện đại. Bên cạnh việc nấu cơm nhanh chóng, nồi cơm điện còn nấu được nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng, thiết bị không còn nấu ngon và bảo quản cơm lâu như những ngày trước nữa. Có thể bạn không biết, nhưng cách “đối xử” với nồi cơm điện của bạn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ nó đấy!

1. Lớp chống dính ở lòng nồi bị bong tróc

Vị trí tác động trực tiếp đến độ ngon của cơm chính là lòng nồi. Do đó, khi lớp chống dính bị bong tróc, tình trạng gia nhiệt kép vì tiếp xúc quá gần với mâm phát nhiệt sẽ xảy ra, dẫn đến tình trạng cơm bị cháy, bám cứng vào lòng nồi và không được chín đều. Vài thói quen bạn vô tình tác động đến lòng nồi như:

- Muôi xúc cơm quá cứng.

- Gạo được vo trực tiếp trong nồi.

- Cọ rửa lòng nồi cơm điện bằng miếng inox.

- Thường sử dụng những loại chất có khả năng bào mòn lớp chống dính để vệ sinh như giấm ăn.

Lòng nồi cơm điện

Lòng nồi cơm điện "nhạy cảm" sẽ dễ bị bong tróc nếu bạn tác động quá mạnh

2. Rơ le chính bị hỏng

Rơ le của nồi cơm điện là phần ít được người dùng quan tâm, nhưng rất dễ làm hỏng nó nhanh chóng bằng những hành động tưởng như rất nhỏ:

- Lõi nồi vẫn còn nước xung quanh khi đặt vào nồi cơm điện: nếu không lau sạch nước thì bạn đã phạm phải sai lầm lớn rồi đấy! Bạn nghĩ trong quá trình nấu hơi nhiệt làm chín cơm và làm khô nước luôn đúng không? Tuy nhiên, nước còn bám trên lõi nồi sẽ làm ướt đĩa nhiệt và bộ cảm ứng nhiệt, đồng thời lòng nồi tiếp xúc với rơ le điện nên có thể gây chập điện, làm hỏng rơ le.

- Cầm lõi nồi bằng 1 tay khi cho vào nồi cơm điện: việc đặt nồi bằng 1 tay khiến cơm không chín đều, dễ bị sượng vì rơ le tiếp xúc không đều. Để khắc phục, bạn chỉ cần cầm lõi nồi bằng cả 2 tay và xoay nhẹ nồi qua cả 2 bên trái phải khi đặt vào nồi cơm điện.

- Hâm cơm liên tục: điều này khiến rơ le bật tắt không chính xác.  ​

Rơ le của nồi cơm điện rất dễ gặp hư hỏng vì những thói quen bạn không ngờ tới

Rơ le rất dễ gặp hư hỏng vì những thói quen bạn không ngờ tới

3. Nhấn “Cook” quá nhiều lần

- Nhiều người có thói quen bấm nút "Cook" nhiều lần để làm cơm cháy. Việc làm này sẽ khiến nam châm ở mâm điện giảm độ chính xác khi làm việc, kéo theo tuổi thọ của nồi cũng bị giảm theo.  

- Với những nồi cơm điện bình thường không được tích hợp nhiều chức năng khác, bạn vẫn có thể luộc rau, nấu canh. Thế nhưng, nếu làm các món hầm, xào, bạn phải bật nút “Cook” nhiều lần khiến làm rơ le ngắt mạch liên tục làm nồi nhanh hỏng hơn.

Không nên nhấn

Không nên nhấn "Cook" quá nhiều lần nếu không muốn phải tốn thêm chi phí mua nồi cơm điện mới nhé!

Có thể bạn cũng thích