Tại sao tủ lạnh nhà bạn lại bị đóng tuyết? (Phần 1)

8 năm trước -

Bạn đã từng gặp phải tình trạng khó chịu khi tủ lạnh nhà mình bị đóng tuyết bên trong thành tủ lạnh cũng như trên bề mặt thực phẩm lưu trữ. Nếu những gia đình đã sử dụng tủ lạnh cũ hay tủ lạnh giá rẻ thì đây là chuyện rất thường xuyên. Nhưng nếu bạn sử dụng tủ lạnh không đóng tuyết mà vẫn bị thì cần xử lý sớm kẻo tủ lạnh sẽ rất nhanh bị hư hỏng.

Tại sao lại có tuyết trong tủ lạnh?

Với các loại tủ lạnh cũ hay tủ lạnh giá rẻ, bạn có để ý sau một thời gian ngắn sử dụng sẽ có một lớp băng đá bao phủ trên bề mặt ngăn đá tủ lạnh. Trường hợp này làm cho tủ lạnh làm việc không hiệu quả, đồng thời tăng công suất tiêu thụ điện năng để làm lạnh thực phẩm.

Không khí trong tủ lạnh có độ ẩm cao, khi gặp hơi lạnh sẽ bị đọng lại và gây đóng tuyết trên bề mặt. Hiện tượng này được lý giải là do các nguyên nhân như thường xuyên mở cửa tủ lạnh, thực phẩm được rửa sạch nhưng không được hong khô hay gói trong bọc kín.

Tủ lạnh nhà bạn bị lớp tuyết dày đóng bên trong

Lớp tuyết dày bên trong tủ lạnh là do hơi nước từ bên ngoài và thực phẩm tích tụ và đóng băng

Tủ lạnh đóng tuyết thường là những loại tủ lạnh cũ hay tủ lạnh giá rẻ được sử dụng nhiều tại các khách sạn hay đối với những người có nhu cầu sử dụng tủ lạnh ít, những người có thu nhập thấp.

Những hạn chế khi bạn sử dụng tủ lạnh đóng tuyết

Chính vì những lý do trên, khi sử dụng các loại tủ lạnh đóng tuyết, người dùng thường phải bỏ ra thời gian để "xả tuyết". Vì nếu để tuyết đóng quá nhiều sẽ kéo theo nhiều bất cập trong quá trình sử dụng tủ lạnh của gia đình.

Hơi nước bên trong bị đóng thành tuyết

Hơi nước bị đóng thành tuyết bên trong tủ lạnh gây ra nhiều bất tiện cho người dùng

Khi có tuyết đóng trên các bề mặt bên trong tủ lạnh sẽ làm công suất tiêu thụ điện năng nhà bạn tăng cao, các loại thực phẩm được cất giữ bên trong bị hỏng nhanh hơn vì hơi lạnh được thổi ra không đều, hoặc thực phẩm không được làm lạnh vì hơi lạnh bị ngăn chặn bởi lớp tuyết dày.

Ngoài ra, lớp tuyết đóng dày bên trong tủ lạnh sẽ làm dung tích cất giữ của nhà bạn bị giảm, chiếm nhiều không gian bên trong. Bạn phải sử dụng hết thực phẩm cất giữ để tránh lãng phí. Việc vệ sinh cũng trở nên khó khăn hơn. 

Cách “chữa cháy” khi tủ lạnh bị đóng tuyết

Để tủ lạnh nhà bạn hoạt động hiệu quả, ít tiêu tốn điện năng, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh và xả tuyết bên trong. Điều này giúp lớp tuyết dày đóng quanh ống xả hơi lạnh được giải tán, hơi lạnh được giải phóng một cách toàn diện.

Hướng dẫn cách xả tuyết:

- Đầu tiên, bạn cần ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn và lấy hết thực phẩm ở bên trong ra. Có thể thực hiện việc này khi đã sử dụng hết thực phẩm để tránh lãng phí, hư hỏng khi để bên ngoài quá lâu. Sau đó, bạn để tuyết rã đông hoặc đặt một ly nước nóng vào bên trong để giảm thời gian xả tuyết.

Tủ lạnh nhà bạn cần vệ sinh định kỳ

Vệ sinh, xả tuyết định kỳ để tăng hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của tủ lạnh

- Sau khi tuyết đã tan hết, lau chùi thật khô các ngóc ngách trong tủ lạnh, vệ sinh các khay đựng và hong khô để tránh bị rò điện hay xảy ra những trường hợp đáng tiếc khi sử dụng. Cho thực phẩm vào tủ lạnh khi tủ đã có nhiệt độ lạnh thích hợp, có thể thoa dầu thực vật ở quanh thành để làm giảm việc nước đóng thành tuyết.

Nắm bắt những khó khăn của người dùng tủ lạnh đóng tuyết, Nguyễn Kim đã mang đến cho khách hàng nhiều dòng tủ lạnh không đóng tuyết vô cùng hiện đại và tiện dụng. Nhờ đó, bạn sẽ không cần phải lo lắng về việc xả đông tủ lạnh nữa.

Tủ lạnh không đóng tuyết rất được quan tâm

Tủ lạnh không đóng tuyết rất được các bà nội trợ quan tâm và tin dùng

Tuy nhiên, nếu hiện tượng đóng tuyết vẫn xảy ra ngay cả với những chiếc tủ lạnh được quảng cáo là "không bị đóng tuyết" thì sao? Phần sau, Nguyễn Kim sẽ chia sẻ bí kíp “bắt bệnh” hay đóng tuyết cho tủ lạnh nhà bạn. Các bạn nhớ đón xem nhé!

Có thể bạn cũng thích