Thử ngay những game do người Việt tạo ra trên máy tính bảng nào

7 năm trước -

Game trên máy tính bảng hay điện thoại trước nay bạn từng chơi đều hầu hết là của các nhà phát triển lớn của nước ngoài. Dù còn thiếu nhiều sự đào tạo về mặt khoa học công nghệ nhưng mà giới lập trình game Việt Nam vẫn đủ khả năng để tạo ra những tựa game có sức ảnh hưởng lớn trên thế giới.

7554

Trước hết hãy cùng điểm qua những tựa game nhập vai đình đám. Đầu tiên, bạn không thể bỏ qua 7554 phát hành vào năm 2011, dưới sự phát triển của Emobi games. Game đã khuấy đảo thị trường Việt chỉ sau hai bản Map Demo đầu tiên. Khi nó được chính thức ra mắt, người chơi có thể nhận ra bối cảnh game. Đây là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.

Bạn sẽ được sống lại giây phút hào hùng của ông cha ta

Bạn sẽ được sống lại giây phút hào hùng của ông cha ta

Trong game người chơi sẽ được nhập vai các chiến sĩ chiến đấu trực tiếp chống lại thực dân Pháp. Và đây là điểm thu hút của 7554, mang lại cho game một chỗ đứng trên làng game bắn súng góc nhìn thứ nhất của thế giới. Các báo nước ngoài đã phải theo dõi sát sao quá trình xây dựng và phát triển của trò chơi này.

Captain Strike

Captain Strike được dựng lên với một game play bắn súng góc nhìn thứ ba. là một trong những game điện thoại ít ỏi của Việt Nam được công nhận và chơi nhiều tại thị trường game quốc tế. Đồ họa của game rất đẹp mắt, được hoàn thiện tốt và cho thấy sự tỉ mỉ của nhà phát hành.

Được rất nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn thế giới

Được rất nhiều đánh giá cao của giới chuyên môn thế giới

Trong sự kiện Indie Prize 2016 – sự kiện dành cho những nhà phát triển game độc lập tại khu vực Châu Á. Captain Strike đã xuất sắc nhận được giải Best MultiPlayer Game – Game được nhiều người chơi xuất sắc nhất. Có thể thấy, chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua những nhà phát hành game lớn nếu được đầu tư đúng mức.

Toy Odyssey

Đối với các lứa tuổi thiếu niên, Toy Odyssey là một tựa game 2D kết hợp cùng hành động. Lấy bối cảnh là ở thế giới đồ chơi, bạn sẽ được chứng kiến những món đồ chơi bỗng dưng sống dậy như những sinh vật vào ban đêm.

Bạn như lạc vào câu chuyện của các món đồ chơi

Bạn như lạc vào câu chuyện của các món đồ chơi

Bạn sẽ được vào vai một chàng hiệp sĩ đồ chơi có tên là Brand, sử dụng rìu và kiếm để chống lại những thế lực có ý đồ chiếm hữu những món đồ chơi khác. Đồng thời giữ cho gia đình cậu bé Felix được yên ổn trong ngôi nhà mới của mình.

Flappy Bird

Nhắc đến những tựa game nhẹ nhàng vô cùng đơn giản, bạn không thể không nhắc đến Flappy Bird. Giao diện cực kì đơn giản, thậm chí còn có phần cổ lỗ sĩ như thời game 8 bit còn thịnh hành. Game play không hề khó hiểu kể cả với những người mới chơi game lần đầu trong đời.

Hẳn bạn không ít lần ức chế khi chơi trò này

Hẳn bạn không ít lần ức chế khi chơi trò này

Những tưởng Flappy Bird chỉ là một tựa game indie không có gì nổi bật tuy vậy nó đã thực sự tạo nên một cơn sốt không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Game gây nghiện bởi chính sự khó chịu đến mức phát điên khi bạn trải nghiệm. Bạn chỉ cần đưa một chú chim lần lượt đi qua các ống nước màu xanh được dựng ở các mức độ cao thấp khác nhau.

Flappy Bird đã có lúc leo lên TOP 1 của App Store

Flappy Bird đã có lúc leo lên TOP 1 của App Store

Bằng những cú chạm vào màn hình máy tính bảng, những nhiệm vụ mà trò chơi đưa ra hoàn toàn không dễ chinh phục chút nào. Cộng với hình tượng ống nước xuất hiện trong những tựa game tuổi thơ và chú chim có “đôi môi dày cộp”. Đã có lúc game leo lên Top 1 trên App Store trước khi bị khai tử một cách đáng tiếc.

Freaking Math

Freaking Math được lập trình viên Nguyễn Lương Bằng phát triển chỉ trong một ngày. Đồ họa và giao diện của trò chơi này được làm đơn giản hết mức nhưng lại rất hợp với cả trẻ em và người lớn. Freaking Math đưa ra một phép toán ngẫu nhiên khá dễ nhưng lại chỉ cho phép người chơi có 1.5 giây để trả lời là đúng hay sai.

Trò chơi chỉ đơn giản là lựa chọn đúng hay sai nhưng không hề dễ tí nào

Trò chơi chỉ đơn giản là lựa chọn đúng hay sai nhưng không hề dễ tí nào

Bạn có thể nghĩ đây là một trò chơi vô cùng dễ dàng nhưng thực ra với việc phải tập trung suy nghĩ với tần suất 1.5 giây/ câu. Bạn sẽ cảm thấy game càng ngày càng khó lên khi đạt được mức điểm khoảng 60 đến 80 điểm. Hãy thử để chứng thực xem lời tôi nói có đúng không nhé, cẩn thận vì bạn có thể bị nghiện bởi nó đấy.

Trên đây chỉ là sơ qua những tựa game hay do người Việt tự mình phát triển thôi, vẫn còn rất nhiều trò khác nữa đấy. Và cùng hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ tiếp tục được chứng kiến những tựa game “của nhà trồng được” như thế này nhé.

Bài: Huỳnh Thi - S

Có thể bạn cũng thích