4 tiêu chí "nằm lòng" giúp bạn chọn mua máy ép trái cây nhanh chóng

6 năm trước -

Máy ép trái cây sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo ra những ly nước ép thơm ngon để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Muốn chọn được chiếc máy ép sử dụng hiệu quả và tiện dụng, bạn cần biết các tiêu chí sau.

lazy_img

Chọn mua máy ép trái cây theo công nghệ và tốc độ quay

Hiện nay, trên thị trường có các công nghệ trang bị cho máy ép trái cây gồm: ép vắt ly tâm tốc độ cao, ép trục vít tốc độ thấp và ép vắt trục cán tốc độ cực thấp.

- Máy ép trái cây ly tâm tốc độ cao: là loại phổ biến và có giá rẻ nhất. Máy có mâm xay tròn với nhiều lưỡi dao, lưới lọc để ép trái cây lấy nước. Bạn cho trái cây vào máy và khởi động, mâm xay sẽ xoay với tốc độ cao, cắt nhỏ trái cây và tách nước ra nhờ lực ly tâm.

Ưu điểm và hạn chế: Máy có thời gian vận hành nhanh, ép lượng lớn trái cây, rau củ cùng lúc, sử dụng liên tục lâu dài. Máy có hạn chế là không ép hết lượng nước trong trái cây, rau củ, gây lãng phí, tạo ra tiếng ồn khi hoạt động và nước ép thường bị sủi bọt, dễ bị oxy hóa.

Lưu ý khi chọn mua: Bạn cần chọn máy có chức năng đẩy bã xơ ra ngoài hữu ích khi bạn ép nhiều trái cây. Bạn sử dụng máy để tạo ra nước ép và lấy bã làm nước sốt tiện lợi. Kích thước ống nhồi trái cây nếu quá nhỏ bạn nên cắt nhỏ trái cây to trước khi cho vào ép, còn ống nhồi quá to thì không lấy được hết phần nước có trong trái cây. Bạn nên kiểm tra tốc độ làm việc của máy, khi máy chạy tốc độ cao sẽ ép nhiều nước nhanh hơn nhưng nước ép cũng dễ bị sủi bọt và oxy hóa.

Máy ép trái cây ly tâm tốc độ cao.

- Máy ép trái cây tốc độ thấp: là loại máy có một trục cán giúp nghiền nát trái cây được cho vào máy. Phần bã xơ sau khi xay sẽ được ép thêm một lần nữa qua một màng lọc, lấy triệt để phần nước ép. Mức giá trung bình từ 3 – 10 triệu.

Ưu điểm và hạn chế: Máy ép được nhiều nước hơn, nước ép ít bị sủi bọt, vẫn giữ lại được enzyme và giảm khả năng oxy hóa. Tốc độ quay của trục vít duy trì ở mức độ chậm nên độ ồn thấp. Máy hoạt động liên tục đến 30 phút. Bạn dễ tháo rời máy để vệ sinh, một số mẫu mới có tính năng tự vệ sinh. Hạn chế của máy là một số model không ép hết nước các loại rau hay lá. Bạn mất nhiều thời gian để ép, tốn công cắt nhỏ trái cây, rau củ. Giá thành máy tương đối cao.

Lưu ý khi chọn mua: Bạn không cần quan tâm kích thước ống nhồi, vì không ảnh hưởng đến lượng nước có thể ép được từ trái cây. Nên nhờ tư vấn rõ hơn về thời gian và công suất vận hành của máy do bạn phải chờ thời gian khá lâu để cho ra ly nước ép hoàn chỉnh. Bạn nên chọn mua dòng máy này nếu có nhu cầu làm kem chanh, bơ hạnh nhân, pate, đồ ăn trẻ em.

Máy ép trái cây tốc độ thấp.

Chọn mua máy ép trái cây theo công suất

Máy ép trái cây hoạt động với công suất nào sẽ ảnh hưởng đến tốc độ làm việc của máy và khả năng tiết kiệm điện năng tiêu thụ. Công suất trung bình của máy vào khoảng 200 - 700W.

lazy_img

Nếu thường ép trái cây mềm như dưa hấu, cà chua, thơm, nho…, bạn nên mua máy công suất 200 - 300W. Khi bạn cần chức năng ép đa dạng cho hiệu quả cao hơn, ép cả loại trái cây và rau củ cứng như cà rốt, cóc, ổi…, bạn nên mua máy công suất từ 400 – 650W. Các dòng máy trên 700W sẽ giúp bạn ép khô triệt để lấy hết nước từ các loại trái cây và rau củ quả.

Chọn mua máy ép trái cây theo dung tích cối chứa nước và cối đựng bã

Với 2 - 4 người dùng, bạn chọn dung tích cối chứa nước là 500ml và cối đựng bã là 600ml. Khi có 4 - 6 người cần dùng, bạn chọn dung tích cối chứa nước là 700ml và cối đựng bã là 850ml. Trên 6 người sử dụng, bạn cần chọn máy ép trái cây có dung tích cối chứa nước trên 800ml và cối đựng bã trên 1000ml.

Máy ép trái cây cho ly nước ép nhanh chóng.

Chọn mua máy ép trái cây theo thương hiệu và điều kiện bảo hành

Bạn nên mua hàng chính hãng để đảm bảo an toàn khi sử dụng, có bảo hành đầy đủ và linh kiện thay thế khi cần sửa chữa máy ép trái cây. Bạn có thể cân nhắc mua các sản phẩm của thương hiệu lớn như máy ép trái cây Philips, máy ép trái cây Panasonic, Saiko, Midea…

Có thể bạn cũng thích