5 Điều Cần Lưu Ý Cho Thiết Kế Bếp Đẹp, Tiện Dụng

4 năm trước -

Bạn đang băn khoăn không biết thiết kế bếp như nào để vừa đẹp mà vẫn đảm bảo đủ công năng sử dụng? Một số mẫu thiết kế bếp đẹp dưới đây mà Nguyễn Kim chia sẻ sẽ giúp bạn sở hữu được không gian phòng bếp lý tưởng. 

1. Thiết kế nhà bếp đơn giản

Đối với mẫu thiết kế bếp đơn giản, màu sắc luôn được chú ý nhiều nhất. Những gam màu nhạt hay trung tính luôn được lựa chọn nhiều hơn. Nếu bạn là một người hoài niệm, ưa thích và luôn muốn lưu giữ những nét truyền thống thì một không gian bếp thuần Việt là sự lựa chọn không thể bỏ qua. Với thiết kế bố cục đơn giản, tiện lợi nhưng vẫn đầy đủ công năng và tiện ích sẽ giúp đáp ứng được hầu hết các yêu cầu cơ bản của công tác nấu nướng.

Thiết kế bếp đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao

Không gian nhà bếp đẹp lung linh với thiết kế đơn giản

Bạn cũng có thể thiết kế thêm những cánh cửa sổ thông thoáng để tiết kiệm chi phí lắp máy hút mùi. Sử dụng thêm gạch ốp lát bàn bếp, ốp tường bếp và lót sàn làm tăng tính thẩm mỹ, dễ dàng lau chùi.

2. Thiết kế nhà bếp hiện đại

Sự ra đời của phong cách kiến trúc hiện đại đã kéo theo đó là sự ra đời của phong cách hiện đại trong thiết kế nội thất, với xu hướng là tối giản các phụ kiện rườm rà, hạn chế việc trang trí quá rườm rà và chỉ tập trung chủ yếu vào công năng cũng như sự đơn giản trong thiết kế.

Thiết kế bếp theo phong cách hiện đại

Thiết kế bếp theo phong cách hiện đại

Để thiết kế nhà bếp hiện đại, bạn nên quan tâm tới 2 khu vực sau:

Khu tam giác bếp: khu dọn dẹp - khu lưu trữ - khu nấu ăn. Đây là khu vực chính của không gian bếp và là nơi để chế biến thức ăn. Khi thiết kế bếp bạn nên lưu tâm đến việc sắp đặt tủ lạnh, bếp nấu, bồn rửa theo đúng vị trí tam giác để thuận lợi cho quá trình sử dụng.

Khu bồn rửa bát và khu nấu nướng phải được thiết kế và lắp đặt gần với nhau. Đây là tính toán khá hợp lý, khoa học đã được các chuyên gia nội thất khuyên dùng. Trong quá trình nấu nướng, khu vực nấu và bồn rửa sẽ có sự liên kết, được sử dụng liên tục. Vì thế mà bạn nên tuân thủ đúng nguyên tắc này để có thể tối ưu được không gian cũng như công năng của các thiết kế nội thất.

Ngoài ra, ánh sáng trong phòng bếp hiện đại cũng rất được quan tâm. Phòng bếp nên đặt gần cửa sổ để lấy được nguồn ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí, đèn chùm hoặc hệ thống đèn led chiếu sáng ở khu vực bếp nấu.

3. Thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ

Với các gia đình sở hữu một không gian bếp nhỏ hẹp thì việc thiết kế nhà bếp không phải là điều dễ dàng. Thực chất, thiết kế bếp nhỏ đẹp chưa chắc đã là một hạn chế nếu như bạn biết cách tận dụng và sáng tạo tối đa diện tích. Bạn có thể biến tấu không gian bếp theo phong cách kiểu Nhật để tạo cảm hứng cho chính mình.

Thiết kế bếp theo kiểu Nhật Bản

Không gian bếp nhỏ được thiết kế theo phong cách kiểu Nhật Bản

Phong cách thiết kế bếp kiểu Nhật mang từng đường nét giản dị, ánh sáng nhẹ nhàng và sử dụng những chất liệu phổ biến như sàn gỗ, tủ gỗ, cầu thang gỗ,... Những vật dụng bếp hay đồ nội thất đều có tông màu ấm như vàng, nâu, ghi, xám,...

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những món đồ nội thất thông minh để làm thay đổi diện mạo thiết kế nhà bếp diện tích nhỏ. Việc tích hợp nhiều chức năng trong cùng một sản phẩm gia dụng rõ ràng không chỉ mang đến cho bạn một cuộc sống tiện nghi mà còn giúp tiết kiệm không gian hiệu quả. Thay vì chọn mua nhiều loại nồi với nhiều chức năng khác nhau, bạn chỉ cần sở hữu cho mình một chiếc nồi áp suấtnồi cơm điện là đã đủ cho việc làm bếp đơn giản mỗi ngày rồi. Bên cạnh đó, hãy tận dụng kệ để xếp hết những thiết bị máy móc chiếm diện tích nhưng lại không thường xuyên sử dụng như nồi chiên không dầu hay nồi lẩu điện. Điều này sẽ giúp cho căn bếp nhà bạn trông gọn gàng và mát mắt hơn rất nhiều đấy!

4. Thiết kế phòng khách và nhà bếp cho nhà ống

Phòng khách được thiết kế liền bếp là một thiết kế đặc trưng, chạy dọc theo không gian chiều dài của ngôi nhà ống hiện đại. Thiết kế liền này giúp tăng tính hiện đại cho không gian sống, tạo nhiều điểm nhấn cho việc bài trí nội thất chung của ngôi nhà. Thiết kế bếp và thiết kế phòng khách thường được làm theo không gian mở, liền nhau giúp không gian thêm phần thoáng đãng, đặc biệt là những ngôi nhà diện tích nhỏ.

Thiết kế bếp nối liền với phòng khách được ngăn bởi cầu thang

Không gian phòng khách và nhà bếp được ngăn cách bởi cầu thang nối tầng

Với việc thiết kế liền kề 2 không gian với 2 mục đích sử dụng khác nhau, việc trang trí nội thất cũng trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể sử dụng vách ngăn để phân chia, vừa đảm bảo tính thống nhất nhưng vẫn có sự riêng tư cho từng không gian.

Ngoài ra, thiết kế bếp có quầy bar cũng được nhiều gia đình lựa chọn bởi nó vừa có tính sử dụng thực tế, vừa có thể làm kệ để đồ, trang trí, có khả năng làm vách ngăn phân chia không gian. Thiết kế quầy bar cũng giúp bạn có thêm một góc nhỏ trưng bày những đồ vật trong nhà.

Một xu hướng thiết kế tiếp theo rất phổ biến chính là dùng cầu thang thông tầng để tạo điểm trung gian để kết nối và luân chuyển giữa phòng khách và phòng bếp. Hệ thống bậc cầu thang tay vịn thiết kế hiện đại và độc đáo sẽ tạo nên một sức sống mạnh mẽ và hài hòa chung cho không gian nhà phố vốn đã khiêm tốn về diện tích.

Tham khảo thêm 4 quy tắc cần nhớ trong thiết kế phòng bếp

5. Thiết kế phòng bếp và nhà vệ sinh cho nhà ống

Nhà ống là công trình có đặc điểm bố trí không gian theo chiều dọc nên việc bố trí các không gian sinh hoạt cho nhà kiểu này khá khó. Bởi đặc tính nhà ống khiêm tốn nên những công trình phụ như nhà bếp hay nhà vệ sinh thường được xếp căn ke hơn. Thiết kế bếp và nhà vệ sinh đòi hỏi tính tiện dụng. Tuy 2 phòng này nhỏ nhưng lại chứa nhiều đồ đạc, vì thế mà chúng cần có không gian đủ rộng để bố trí thiết bị nhà bếp hay nội thất phòng tắm.

Thiết kế bếp hợp phong thủy không nên có nhà vệ sinh bên trong bếp

Phòng vệ sinh không được đặt trong nhà bếp

Nhà bếp là không gian chế biến thức ăn nên mùi dầu mỡ có thể lan tỏa ra các phòng nên thiết kế giếng trời hoặc lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi để giảm thiểu tối đa mùi thức ăn. Nhà vệ sinh cũng cần được thiết kế không thoáng bởi không gian ẩm ướt, tối tăm mà không có khí luân chuyển sẽ trở thành nơi sinh ra nhiều vi khuẩn, nấm mốc ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn.

Trong phong thủy bếp, nhà bếp và nhà vệ sinh được coi là 2 trạng thái đối nghịch nhau. Nhà bếp đại diện cho hành hỏa, nhà vệ sinh đại hiện cho hành thủy, vì thế chúng tương khắc với nhau. Vậy nên bạn cần tránh đặt nhà vệ sinh trong phòng bếp, cửa nhà vệ sinh và cửa nhà bếp không được đặt đối diện nhau. Nên đặt nhà vệ sinh ở vị trí cuối cùng của căn nhà rồi tới phòng bếp, phòng ngủ hoặc phòng khách.

- Thiết kế bếp và nhà vệ sinh gần nhau cho nhà ống, bạn cần lưu ý đóng cửa nhà vệ sinh khi không sử dụng

- Sử dụng quạt thông gió, hút mùi cho cả 2 không gian

- Giữ không gian nhà vệ sinh, nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ,...

Kết

Hy vọng với những gợi ý về xu hướng thiết kế bếp đẹp trên đây, Nguyễn Kim tin rằng bạn sẽ dễ dàng sở hữu được một gian bếp đẹp, hiện đại theo đúng sở thích và điều kiện của gia đình. Đừng quên ghé Nguyễn Kim để cập nhập những sản phẩm mới nhất nhé! Hãy thường xuyên theo blog Nguyễn Kim, vì bạn sẽ tìm được rất nhiều mẹo hay thú vị tại đây đó!

Có thể bạn cũng thích