6 sai lầm khi dùng điện thoại di động khiến dân công sở khó thăng tiến

8 năm trước -

Bạn đã nhiều lần tự hỏi "Tôi có tài, nhưng tại sao lại không thể thăng tiến?". Vấn đề này đến từ rất nhiều nguyên do, có thể từ những sai lầm nhỏ bạn vô tình phạm phải cũng làm ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của bạn, chẳng hạn như dùng điện thoại di động không đúng cách. Đến đây, nhiều bạn lại hỏi "Thật lạ đời, điện thoại ảnh hưởng gì đến khả năng làm việc của tôi chứ? ". Đừng nóng vội, bài viết Nguyễn Kim chia sẻ dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

lazy_img

1. Luôn dán mắt vào màn hình điện thoại

Công nghệ ngày càng phát triển đồng nghĩa với sự ra đời của hàng loạt smartphone được trang bị các tính năng tuyệt vời. Vì thế chúng dần dần trở thành vật dụng bất ly thân không chỉ với dân công sở mà còn của rất nhiều người. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng và đặc biệt của điện thoại di động đối với công việc. Tuy nhiên, trong cuộc đàm phán với đối tác, khách hàng hay trao đổi công việc với cấp trên, việc "dán mắt" vào màn hình điện thoại sẽ tạo ấn tượng xấu đối với họ.

Không ai có thể vui vẻ với người chỉ lo chăm chăm vào điện thoại chỉ để trả lời một tin nhắn, kiểm tra email, lướt web hoặc nhận một cuộc gọi không thật sự khẩn cấp. Người đối diện sẽ có cảm giác bản thân không được quan trọng bởi bạn đang chờ đợi một điều gì đó quan trọng hơn họ. Hành động này cũng đủ để bạn vuột mất cơ hội cơ hội thăng tiến, không ký được hợp đồng... Vì thế, hãy luôn để điện thoại ở chế độ im lặng và nhét nó trong túi để không làm ảnh hưởng đến công việc.

Dán mắt liên tục vào màn hình điện thoại sẽ gây ấn tượng xấu với sếp, đối tác

Dán mắt liên tục vào màn hình điện thoại sẽ gây ấn tượng xấu với sếp, đối tác và những người xung quanh

2. Đặt điện thoại lên bàn khi ăn cùng đối tác, cấp trên

Đặt điện thoại trên bàn ngay khi vừa ngồi xuống là thói quen rất nhiều người mắc phải. Bạn có thể làm thế khi đi ăn cùng bạn bè, người thân... nhưng phải luôn nhớ kỹ ngoại trừ cấp trên và đối tác. Vì điều này không lịch sự cho lắm và khiến họ cảm thấy không được tôn trọng. Do đó, hãy chuyển chế độ điện thoại rồi để riêng nó ra một chỗ khác.

Đặt điện thoại trên bàn khi đi ăn cùng cấp trên, đối tác sẽ không lịch sự

Đặt điện thoại trên bàn khi đi ăn cùng cấp trên, đối tác sẽ không lịch sự

3. Nghe gọi điện thoại cá nhân trong phòng làm việc

Với sai lầm này, bạn sẽ bị ghi một điểm xấu trong mắt cấp trên của mình. Trong giờ làm việc, không vị sếp "đáng kính" nào thích thấy nhân viên của mình gọi điện thoại hay nhận cuộc gọi từ người thân, bạn bè... Vì việc này không những làm xao nhãng công việc mà còn thể hiện bạn có tác phong làm việc, thiếu chuyên nghiệp, mất lịch sự.

Chưa kể đến, bạn còn khiến các đồng nghiêp xung quanh cảm thấy khó chịu vì khiến họ phân tâm trong công việc. Thậm chí có trường hợp cuộc nói chuyện của bạn trở nên căng thẳng dẫn đến trạng thái mất bình tĩnh.

Thế nên, nếu cần thực hiện các cuộc gọi riêng tư, bạn hãy tìm cho mình một nơi kín đáo và yên tĩnh để thoải mái nghe điện thoại mà không khiến người khác cảm thấy khó chịu.

Nghe gọi điện thoại riêng trong phòng làm việc sẽ làm ảnh hưởng đến người xung quanh

Nghe gọi điện thoại riêng trong phòng làm việc sẽ làm ảnh hưởng đến người xung quanh

4. Cài đặt nhạc chuông không hợp lý

Oh la la, đây có lẽ là vấn đề muôn thuở mà phần lớn người dùng mắc phải. Bạn sẽ "dở khóc dở cười" khi thấy ánh mắt "hình viên đạn" của cấp trên, đối tác và đồng nghiệp khi điện thoại phát ra những bản nhạc chuông sến sẩm hoặc nhạc sàn sôi động hy đôi khi là những ringtone rất "dị". Hơn thế nữa, nếu bạn vô tình để nhạc chuông điện thoại di động reo quá lâu trong phòng làm việc, người khác sẽ cảm thấy bị làm phiền.

Vì vậy, đừng tự biến mình thành "dị nhân" nơi công sở và tự chặt đứt con đường thăng tiến, đánh mất sự yêu mến của đồng nghiệp và sếp bằng một sai lầm không đáng có. Để tránh tình trạng này xảy ra, lại một lần nữa chế độ im lặng hay chế độ rung sẽ phát huy vô cùng hiệu quả.

Hãy bật chế độ im lặng hay rung cho điện thoại kh đang làm việc

Hãy bật chế độ im lặng hay rung cho điện thoại kh đang làm việc

5. Bật các loại thông báo không cần thiết

Hãy thử tưởng tượng bạn đang có một dự án quan trọng cần thực hiện, hay đang chìm đắm vào ý tưởng phát triển một kế hoạch nào đó thì "ting ting ting", tiếng chuông báo từ các ứng dụng như Facebook, Zalo, Viber... phát ra liên tục từ chiếc điện thoại đồng nghiệp cắt đứt dòng suy nghĩ của bạn. Thật khó chịu và phiền toái phải không nào?

Bởi lẽ đó, đừng đạp lên "vết xe đổ" bạn nhé! Hãy bật chế độ im lặng hay cài đặt tùy chỉnh về thời lượng, cho phép những cuộc gọi đến từ các số điện thoại quan trọng... trong giờ làm việc.

Các thông báo từ ứng dụng trong điện thoại sẽ tạo phiền toái cho đồng nghiệp của bạn

Các thông báo từ ứng dụng trong điện thoại tạo phiền toái cho đồng nghiệp của bạn và cả chính bạn

6. Liên tục chơi game, chụp ảnh selfie trong giờ làm việc

Không ai cấm bạn chơi game và selfie cả, nhưng chắc chắn nếu bạn cứ mải mê chơi game, tự sướng trong giờ làm việc thì không chỉ làm đồng nghiệp, cấp trên khó chịu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ làm việc của bạn. Không ít người "hồn nhiên" chụp ảnh tự sướng trong văn phòng làm việc chỉ với mục đích có tấm hình "độc lạ", ấn tượng để khoe lên mạng xã hội. Chính những tiếng kêu "tách tách" trên camera điện thoại cũng gây nên nhiều phiền toái cho người xung quanh.

Mải mê dùng điện thoại chơi game, selfie sẽ làm chậm tiến độ công việc bạn

Mải mê dùng điện thoại chơi game, selfie sẽ làm chậm tiến độ công việc bạn

Việc sử dụng điện thoại di động nhìn tuy đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Bởi nó không chỉ thể hiện nét văn hóa ứng xử cũng mỗi người, còn ảnh hưởng đến con đường phát triển trong sự nghiệp của bạn. Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ tránh phạm phải những sai lầm trên để được sự yêu mến của người xung quanh và có được sự thành đạt trong công việc.

Xem thêm>> điện thoạiđiện thoại Samsung, điện thoại Sony, điện thoại Oppo, điện thoại HTC, điện thoại Vivo, điện thoại Xiaomi, điện thoại Nokia

Bài: Ngọc Mai

Có thể bạn cũng thích