7 bước giúp con đối mặt với bạo lực học đường

6 năm trước -

Khi con bị bắt nạt ở trường, cha mẹ sẽ đối phó với tình trạng này như thế nào? Sau đây là một vài gợi ý nhỏ giúp cha mẹ có thể dạy con cách đối phó với vấn nạn bạo lực học đường.

1. Nói cho con biết về bạo lực học đường

Cha mẹ cần cảnh báo cho con biết về sự tồn tại của nạn bạo lực học đường, nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu và thậm chí có thể xuất hiện ngay bên cạnh trẻ. Khi trẻ biết về sự có mặt của bạo lực học đường, trẻ sẽ có ý thức cảnh giác, né tránh hoặc tự bảo vệ mình tốt hơn.

2. Dạy con kỹ năng tự vệ

Dạy cho con những kỹ năng cần thiết để đối phó với vấn nạn bạo lực học đường là điều mà các bậc cha mẹ cần lưu tâm. Cách tốt nhất là nên cho con tham gia các lớp học võ thuật, nhưng cần nhắc nhở trẻ rằng, dùng võ là để tự vệ chính đáng chứ không phải để bắt nạt bạn khác yếu hơn mình.

3. Luôn giám sát con

Để con khôn lớn trưởng thành cần sự chăm sóc, bảo bọc cũng như sự giám sát thường xuyên của cha mẹ. Nếu cha mẹ buông lỏng con cái, trẻ dễ bị cảm dỗ vào các thói hư tật xấu, bị bạn bè xấu lôi kéo, không định hướng được tương lai của mình. Đi đôi với đó các bậc phụ huynh cũng nên dạy cho con cách ứng xử phù hợp với các tình huống bạo lực. Giải thích cho con hiểu đó là những việc làm sai trái, thiếu văn hóa con nên tránh tiếp xúc với những bạn có hành vi bạo lực như vậy.

4. Dạy con quyết đoán và cứng rắn

Để đối phó với bạo lực học đường, bạn nên dạy trẻ phải luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Để đối phó với bạo lực học đường, bạn nên dạy trẻ phải luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh

Để đối phó với bạo lực học đường, bạn nên dạy cho trẻ phải luôn bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh, dùng lời nói cứng rắn để giải quyết thay vì dùng nắm đấm với bạn. Từ đó, giúp con cái hiểu được rằng, không nên trốn tránh bạo lực mà cần phải can đảm đối diện và tìm ra những cách giải quyết thấu tình, đạt lý nhất để chấm dứt nạn bạo lực học đường càng sớm càng tốt.

5. Khuyến khích con nói ra sự thật

Thực tế cho thấy nhiều trẻ không dám tố cáo kẻ bắt nạt vì sợ trả thù, thậm chí không dám nói lại với cha mẹ. Để chấm dứt tình trạng này, cha mẹ nên thường xuyên trò chuyện cởi mở với con, quan tâm đến những bất thường trên cơ thể con, từ đó giúp trẻ dễ dàng giãi bày mọi lo lắng của mình với cha mẹ.

Cho trẻ nhiều cơ hội để nói lên những suy nghĩ của mình, đặc biệt khi bạn cảm nhận con luôn lo lắng, sợ hãi mỗi khi đến trường. Sau đó, bạn hãy đến gặp giám thị nhà trường, giáo viên chủ nhiệm để cảnh báo các khó khăn của trẻ và đề nghị họ giúp đỡ.

6. Dạy con kiểm soát bản thân

Dạy con kỹ năng không bị kích động khi gặp kẻ xấu bắt nạt. Nếu bị kẻ xấu bắt nạt nên khuyên trẻ không tạo thêm mâu thuẫn mà cần giữ bình tĩnh. Trong trường hợp bất khả kháng, cần khéo léo đáp ứng những yêu cầu của đối phương để tránh bị hại. Sau khi sự việc xảy ra cần lập tức nói cho thầy cô, bố mẹ và cơ quan công an biết.

Sau khi tan học, không nên để trẻ đi một mình ở những nơi vắng vẻ, những nơi thường xuyên xảy ra bạo lực; khi có người xin tiền hoặc có những lời nói dọa nạt thì không nên để ý mà giả vờ không nghe thấy, tiếp tục đi và tìm nơi đông người, không đôi co, lời qua tiếng lại với những kẻ lưu manh, côn đồ. Nếu bị hại, không được im lặng, nhẫn nhịn hay tự mình giải quyết mà cần báo cho người thân, thầy cô thậm chí nếu nguy hiểm cần khai báo cho cơ quan công an ngay lập tức.

7. Không để xảy ra bạo lực trong gia đình

lazy_img

Bạo lực trong gia đình là điều thực sự đáng sợ và có hại đối với con trẻ

Bạo lực trong gia đình là điều thực sự đáng sợ và có hại đối với con trẻ. Một đưa trẻ phải chứng kiến bạo lực trong gia đình, trẻ sẽ luôn dùng nắm đấm để giải quyết những mâu thuẫn của mình. Gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có yên ấm, hạnh phúc con trẻ được yêu thương, trân trọng thì xã hội mới giảm bớt những vấn nạn bạo lực.

Vì thế, mỗi cá nhân trong gia đình phải luôn sống thương yêu nhau, cần đấu tranh để chống lại các hành vi bạo lực trong gia đình.

Nguồn: Yêu trẻ

Có thể bạn cũng thích