Abeto giải đáp: Nên hay không việc mua điện thoại cho trẻ dưới 10 tuổi?

6 năm trước -

Smartphone trong thời đại công nghệ số dường như đã trở thành thiết bị bất li thân của mỗi người. Nhưng liệu đối với trẻ em, đặc biệt là những bé dưới 10 tuổi thì việc sử dụng điện thoại có cần thiết hay không? Và liệu nếu trao cho bé smartphone hiện đại thì các bậc phụ huynh nên quản lý thế nào để tránh các rủi ro có thể xảy ra? Mọi thắc mắc sẽ được Abeto giải đáp ngay sau đây để bố mẹ có cái nhìn đúng nhất về vấn đề cho con tiếp cận smartphone.

Chào Abeto, con tôi năm nay vừa 10 tuổi, tôi dự tính sẽ mua điện thoại cho bé nhưng vẫn chưa biết là một chiếc smartphone hiện đại có thể mang lại những lợi ích gì cho con ngoài việc chơi game?

Đây là câu hỏi mà Abeto nhận được rất nhiều trong thời gian qua. Việc mua điện thoại cho trẻ em từ 10 tuổi trở xuống khiến các bậc phụ huynh cân nhắc rất nhiều. Nếu xét về nhu cầu thực tế, một chiếc điện thoại sẽ giúp phụ huynh kiểm soát trẻ dễ dàng hơn, có thể liên lạc tiện lợi trong mọi trường hợp, tránh lo lắng khi không ở bên cạnh con. Đồng thời, những chiếc smartphone hiện đại với khả năng kết nối WiFi cũng giúp rất nhiều trong việc học của trẻ. Bên cạnh việc tìm hiểu tài liệu, các ứng dụng học tập được trang bị cũng giúp trẻ chủ động hơn trong việc học, tăng khả năng tư duy và tri thức bổ ích. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể đưa những trò chơi giải trí kết hợp học tập để con có thể thư giãn sau thời gian học tập cũng là ý hay.

Trẻ dùng điện thoại để trải nghiệm những chương trình học tập chủ động là điều tốt mà

Trẻ dùng điện thoại để trải nghiệm những chương trình học tập chủ động là điều tốt mà

Tôi vẫn nhận được nhiều lời khuyên là không nên mua điện thoại cho con quá sớm, đặc biệt là dưới 10 tuổi vì rất dễ làm hư trẻ, khiến trẻ không còn quan tâm tới cuộc sống xung quanh mà chỉ chú tâm vào điện thoại. Liệu điều này có hoàn toàn chính xác không?

Đã chấp nhận mua điện thoại cho con thì các bậc phụ huynh cần chú trọng vào công tác quản lý hơn. Vì các bé đã có riêng cho mình thiết bị yêu thích nên khó mà tránh khỏi việc sử dụng quá nhiều, bố mẹ cần phải đặt trong giới hạn nhất định. Bạn nên quy định cụ thể giờ dùng điện thoại cho trẻ để kiểm soát cũng như đánh giá xem nội dung nào phù hợp, cái nào chưa phù hợp với trẻ. Ngoài ra, nếu không có thời gian thường xuyên bên cạnh bé, thì các vị phụ huynh có thể cài thêm phần mềm kiểm soát trẻ em để đặt ra giới hạn nội dung mà trẻ có thể truy cập. Hạn chế để quá nhiều trò chơi trong điện thoại, thay vào đó bạn nên tải về cho bé những ứng dụng giải trí có liên quan đến học tập.

Tôi thấy nhiều gia đình thường cho con sử dụng smartphone quá sớm nên hay xảy ra tình trạng trẻ gào khóc, ăn vạ khi không được sử dụng. Điều này làm tôi khá lo lắng, không hiểu vì lý do gì mà trẻ lại xảy ra những cảm xúc như thế.

Tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân các bậc phụ huynh chưa đặt mình vào hoàn cảnh tương tự như trẻ. Thử tưởng tượng, nếu bạn đang xem một bộ phim hay chương trình giải trí yêu thích nhưng đúng đến đoạn gay cấn nhất lại bị ai đó tắt tivi, thì chắc chắn bạn sẽ rất tức tối. Người lớn đã như thế thì với một lứa tuổi khả năng kiềm chế thấp như trẻ nhỏ sẽ càng khủng khiếp hơn.

Chuyên gia lý giải rằng, khi trẻ xem hoặc chơi trên smartphone, bộ não sẽ sản sinh ra dopamine, một loại chất dẫn truyền thần kinh giúp làm giảm sự căng thẳng và đau đớn. Khi cảm giác này bị dừng đột ngột, mức dopamine sẽ giảm nhanh chóng và không có sự chuẩn bị, gây ra cảm giác hụt hẫng và đau trong cơ thể. Chính vì lý do đó mà trẻ khóc thét lên. Dù cho phụ huynh đã báo trước 5 đến 10 phút rồi, nhưng vì trẻ quá tập trung nên hầu như không quan tâm và cứ đắm chìm trong thế giới riêng của mình. Đến khi đột ngột bị giật điện thoại đi, bé vẫn cảm thấy bất ngờ cộng thêm lời mắng của mẹ thì đau lòng là không thể tránh khỏi.

Chuyện con trẻ ăn vạ khi bị giật điện thoại thường xuyên xảy ra nên bạn cần có hướng giải quyết tối ưu nhất

Chuyện con trẻ ăn vạ khi bị giật điện thoại thường xuyên xảy ra nên bạn cần có hướng giải quyết tối ưu nhất

Vấn nạn trẻ nghiện điện thoại đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ra những hệ lụy khó lường, vậy làm sao để kéo con rời khỏi chiếc điện thoại mà không khiến con gào khóc, ăn vạ đây?

Hiểu được tâm lý của trẻ, các bậc phụ huynh hãy khoan “cướp” đi chiếc smartphone khỏi tay con một cách đột ngột, mà hãy cho con sự chuẩn bị tâm lý bằng cách đi đến gần con và chuyện trò với bé vài câu về thứ con đang xem hoặc đang chơi. Ví dụ như “Phim gì hay vậy con?”, “Nhân vật này là người xấu hay người tốt”, “Con chơi đến bàn bao nhiêu rồi?”… Điều này sẽ tạo sự thích thú cho trẻ, khiến trẻ phân tâm khỏi điện thoại. Sau vài câu hỏi thăm, bạn tiến hành nhẹ nhàng nhắc nhở con đến giờ ăn cơm, đi tắm, học bài… rồi để đưa trẻ thoát khỏi sức hút của điện thoại mà không làm tổn thương về tâm lý trẻ. Sự kiên nhẫn và bình tĩnh luôn mang đến thành công cho các bậc phụ huynh thay vì đòn roi đấy!

Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm và chơi cùng con là cách tốt nhất để tránh trẻ bị nghiện điện thoại

Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm và chơi cùng con là cách tốt nhất để tránh trẻ bị nghiện điện thoại

Để chốt lại, Abeto cũng xin dành một vài lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi đang cân nhắc cho trẻ dưới 10 tuổi sử dụng điện thoại. Chính xác thì thời điểm trẻ bước vào độ tuổi trung học cơ sở (từ 11 đến 15 tuổi) là thời điểm hợp lý nhất để các em sở hữu cho mình 1 chiếc điện thoại thông minh. Thực chất, ở độ tuổi dưới 10, các em vẫn có thể sử dụng được 1 chiếc điện thoại và dùng thế nào để hiệu quả thì lại là vấn đề này nằm ở sự phối hợp từ 2 phía: bố mẹ và con trẻ. Nếu bố mẹ kiểm soát tốt và các bé cũng đã 1 phần chính chắn trong cách suy nghĩ thì không lý do gì để không cho các sử dụng điện thoại phải không nào.

Hy vọng qua đây, các bậc phụ huynh sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn trong việc cho trẻ sử dụng smartphone nhé!

Có thể bạn cũng thích