Nguyên nhân máy giặt Electrolux báo lỗi là gì?
Trong quá trình sử dụng máy giặt Electrolux hoặc bất kỳ những thương hiệu máy giặt khác đều có thể xảy ra trục trặc, báo lỗi trên màn hình khiến quá trình giặt bị gián đoạn, giặt không sạch hoặc máy giặt kêu to,... Nguyên nhân thường là do quá trình sử dụng máy sai cách khiến máy bị lỗi kỹ thuật, đường cấp thoát nước bị rò rỉ hoặc máy giặt sử dụng lâu năm nên vi mạch bị hỏng.
Những nguyên nhân khiến máy giặt Electrolux bị lỗi (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Nguyên nhân gây lỗi và cách sửa máy giặt LG tại nhà đơn giản
Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux thường gặp và cách khắc phục hiệu quả
Lỗi cấp nước
- E11: Nước cấp yếu trong chu trình giặt
- E12: Nước cấp yếu trong chu trình sấy
- E13: Rò rỉ nước
- EC1: Lỗi van điện tử
- EF4: Nước quá yếu
Đây là những bảng mã lỗi máy giặt Electrolux thường gặp nhất. Trường hợp này, máy giặt không có nước để giặt, nguyên nhân có thể là do bạn quên mở khóa van nước đầu vào để cấp nước cho máy giặt hoặc vòi nước bị gấp khúc, tắc kẹt những vật bên trong khiến nước không chảy.
Để khắc phục lỗi cấp nước, việc đầu tiên hãy kiểm tra bạn đã mở khóa van nước chưa, ống dẫn nước nó bị gấp khúc, lưới lọc có bị tắc nghẽn không. Đồng thời kiểm tra ống áp suất có bị rách trong buồng dẫn đến rò rỉ nước không. Trong trường hợp cần thiết, bạn sẽ cần thay van mở khóa nước, cảm biến áp suất và main PCB.
Lỗi cấp nước máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Lỗi 4C máy giặt Samsung: Nguyên nhân, cách khắc phục nhanh chóng
Lỗi xả nước
- Mã E21: Khó xả nước sau chu trình giặt. Nước không thoát được sau khi đã giặt xong và chuyển sang chế độ xả. Nguyên nhân là do tắc ống thoát hoặc lỗi máy bơm xả khiến nước không thoát được. Để khắc phục, hãy kiểm tra bộ lọc máy bơm thoát nước có bị tắc, nghẽn không. Hãy tắt máy, rút phích cắm và làm sạch bơm thoát nước. Nếu cần thiết, bạn sẽ phải thay thế một máy bơm xả mới.
- Mã E22: Khó xả nước sau chu trình sấy. Máy giặt phát hiện sau khi kết thúc chu trình xả, nước không được thoát hết, máy không thể tiếp tục chuyển sang chu trình vắt. Hiện tượng này sẽ xảy ra khi đường ống xả nước bị tắc hoặc lỗi máy bơm xả. Để khắc phục lỗi mã E22, bạn tiến hành các bước như mã E21 nhé.
- Mã E23: Hư triac bơm nước. Trường hợp máy bơm thoát nước bị lỗi dây, vi mạch sẽ dẫn đến hiện tượng hư bơm chia nước thoát. Khi gặp vấn đề này, hãy kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây điện và điện trở trên bơm xả.
- Mã E24: Hư mạch kiểm tra triac điều khiển bơm xả. Khi PCB bị lỗi sẽ dẫn tới hiện tượng tín hiệu đầu vào bộ vi xử lý bị sai. Trường hợp này bạn hãy thay thế main PCB mới nhé.
Máy giặt Electrolux không xả nước sau chu trình giặt (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Mã lỗi máy giặt Panasonic thường gặp và cách khắc phục đơn giản
Lỗi liên quan đến công tắc phao
- E31: Lỗi công tắc áp suất. Đây là một mã lỗi hiếm hoi xuất hiện của máy giặt Electrolux. Mã lỗi này xảy ra khi tần suất của công tắc áp suất điện tử quá cao, vượt quá giới hạn. Hãy kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây diện và thay thế công tắc áp suất mới.
- E32: Công tắc phao không cân được nước. Nguyên nhân có thể do ống thoát nước bị kẹt, bịt kín hoặc đặt sai vị trí, bộ lọc bị tắc, máy bơm thoát nước bị lỗi, lỗi bo mạch chủ. Để khắc phục lỗi E23, hãy kiểm tra lại hệ thống dây điện, bơm xả, kiểm tra ống dẫn có bị tắc không, van đầu vào có bị rò rỉ không và thay main PCB nếu cần thiết.
- E35: Lỗi ngắt nước: Khi mức nước quá cao, van cấp nước không ngắt nước, áp suất chuyển đổi hoặc main PCB bị lỗi sẽ dẫn tới hiện tượng này. Bạn cần kiểm tra nguồn nước, van cấp nước, biến áp suất nước và main PCB.
- E38: Không thay đổi mức nước trong quá trình giặt. Buồng áp suất bị tắc hoặc đai trống bị hỏng sẽ khiến bầu áp lực bị nghẹt, mực nước không thay đổi trong vòng 30 giây lúc lồng bắt đầu quay. Bạn cần vệ sinh bộ lọc ống nạp nước để nước lưu trông dễ dàng. Chú ý đóng nắp máy giặt đúng cách, theo hướng dẫn.
- E3A: Lỗi mạch kiểm tra rơ le điện trở đun nước dẫn tới tín hiệu về xử lý luôn ở mức 0V hay 5V. Trường hợp này hãy kiểm tra lại board mạch nhé.
Lỗi công tắc phao máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Máy giặt không vắt được: Nguyên nhân & cách khắc phục lỗi
Lỗi về cửa
- E41: Cửa mở. Sau khi hết 20 giây chờ khóa cửa, máy giặt phát hiện của không đóng. Nguyên nhân dẫn tới lỗi E41 là do cửa không được đóng chặt hoặc bảng điều khiển khóa cửa bị lỗi. Bạn hãy mở cửa rồi sau đó đóng chặt lại lần nữa để máy bắt đầu chu trình giặt. Nếu vẫn bị lỗi, hãy kiểm tra khối nối dây giữa bảng điều khiển và khóa cửa. Nếu cần thiết thì thay khóa cửa mới.
- E42: Cửa đóng không kín. Khi khóa cửa, hệ thống dây điện hoặc main PCB bị lỗi sẽ dẫn tới hiện tượng cửa máy giặt electrolux vẫn bị khóa trong khi máy đã được mở. Để khắc phục, hãy tắt máy, khởi động lại máy giặt, kiểm tra lại dây kết nối giữa khóa cửa và bảng điều khiển chính.
- E43: Lỗi Triac khóa cửa. Nguyên nhân của lỗi E43 là do lỗi khóa cửa hoặc lỗi hệ thống dây điện khi kết nối với bảng điều khiển. Cách khắc phục sẽ tương tự với lỗi E42.
- E44: Lỗi cảm biến đóng cửa. Với mã lỗi này, tín hiệu đầu vào của máy bị sai, IC trên bo mạch không đóng lệnh xuống công tắc. Lỗi này chủ yếu là do main PCB của máy. Bạn hãy nhờ sự trợ giúp của thợ sửa để kiểm tra, thay thế main PCB mới.
- E45: Lỗi cảm biến Triac cửa. Khi main PCB bị lỗi, dẫn tới tín hiệu đầu vào sai, cảm biến cửa Triac không chạy, không cấp lệnh điều khiển cánh cửa đóng. Trường hợp này bạn cũng gọi thợ để thay main PCB nhé.
Lỗi cửa máy giặt Electrolux không đóng được (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Lỗi OE máy giặt LG: Nguyên nhân và cách xử lý lỗi chi tiết nhất
Lỗi motor
- E51: Triac mô tơ bị ngắt mạch. Nguyên nhân là do lỗi triac trên main PCB, điện từ động cơ, hệ thống dây điện bị rò rỉ. Bạn hãy kiểm tra lại động cơ và thay thế động cơ mới nếu cần thiết.
- E52: Không nhận được tín hiệu từ bộ điều tốc. Khi tín hiệu bộ điều tốc gặp vấn đề, bo mạch không cấp điện xuống động cơ hay trong quá trình giặt có vật lạ rơi vào cảm biến của máy gây ra lỗi động cơ, máy không chạy đúng với chế độ được cài đặt. Hãy vệ sinh lại máy giặt, đồng thời kiểm tra lại hệ thống main PCB hoặc bộ điều khiển động cơ.
- E53: Lỗi cảm biến Triac Mô tơ. Tín hiệu đầu vào cho bộ vi xử lý sai dẫn tới sensing gặp vấn đề trên mạch của Triac, động cơ không được cấp điện. Bạn hãy kiểm tra động cơ, dây dãn giữa bảng điều khiển chính và động cơ, thay thế bo mạch chính nếu cần.
- E54: Động cơ tăng dòng. Khi bạn đưa quá nhiều đồ vào máy giặt khiến máy hoạt động liên tục, quá tải, làm tăng dòng trong máy. Hãy lưu ý giặt với khối lượng vừa phải, không vượt quá tải trọng cho phép của máy. Thường xuyên vệ sinh lồng giặt và cho máy nghỉ ngơi sau 3-5 lần giặt liên tục.
- E57: Lỗi mô tơ: Với lỗi này, bạn hãy kiểm tra, thay thế mô tơ, bo mạch và dây kết nối.
- E58: Lỗi liên quan mô tơ. Máy giặt hoạt động quá tải, mô tơ hoạt động hút dòng lên tới trên 4.5A. Nguyên nhân là do dây kết nối mô tơ inverter hoặc bo mạch inverter bị hư. Hãy gọi thợ đến kiểm tra và thay thế dây kết nối mô tơ inverter, bo mạch inverter.
- E59: Hư dây kết nối mô tơ inverter hoặc bo mạch inverter khiến không chuyển được tiens hiệu cho bộ điều tốc trong 3 giây. Cách khắc phục lỗi này sẽ tương tự với lỗi E58.
Mã lỗi Motor máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Máy giặt LG báo lỗi PE: Nguyên nhân & cách khắc phục chi tiết
Lỗi board inverter
- E5A: Nguyên nhân do board inverter quá nóng. Bạn hãy đảm bảo rằng máy giặt đang không bị quá tải, trống có thể xoay được tự do. Trong trường hợp cần thiết hãy thay thế mô-đun điều khiển động cơ.
- E5H: Điện áp đầu vào thấp hơn 175V. Để khắc phục, hãy kiểm tra lại hệ thống dây kết nối tới PCB của biến tần động cơ hoặc thay thế động cơ PCB mới.
- E5C: Lỗi điện áp đầu vào cao. Hãy kiểm tra lại điện áp cung cấp từ nguồn hoặc thay lại bảng điều khiển chính.
- E5D: Dữ liệu truyền giữa board inverter và board chính bị sai. Bạn hãy kiểm tra lại dây nịt và thay một bảng điều khiển chính mới nhé.
- E5E: Thông tin liên lạc giữa board chính và board inverter sai. Cách khắc phục lỗi này cũng tương tự lỗi E5D.
- E5F: Board inverter không có khả năng kích hoạt motor. Trường hợp này bạn cũng cần kiểm tra dây kết nối, board chính vag board inverter để sửa chữa kịp thời.
Lỗi board inverter máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Cách sửa máy giặt Toshiba đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Điện trở đun nước
- E61: Nước không đủ nóng. Bạn cần kiểm tra lại hệ thống dây dẫn đến bộ gia nhiệt, đo điện trở của các bộ phận làm nóng nước như bộ cảm biến nhiệt độ.
- E62: Nhiệt độ nước giặt quá cao, lớn hơn 880 độ C trong 5 phút. Hãy kiểm tra cảm biến nhiệt độ, main PCB và tiến hành thay thế nếu cần.
- E66: Rơ le cảm biến nhiệt bị lỗi. Mã lỗi này thường gặp ở máy giặt electrolux có tính năng sấy quần áo. Hãy kiểm tra gioăng cách nhiệt, cảm biến nhiệt độ nước và main PCB.
- E68: Dòng điện bị rò xuống mass: Hãy tiến hành kiểm tra lại dây nịt và xem lò sưởi có bị rò điện xuống đất không.
- E69: Ngắt điện trở đun nước nóng. Ngoài việc kiểm tra lại dây nịt, bạn hãy đo thêm điện trở của mình nóng lạnh, đảm bảo không bị ngắt nhé.
Lỗi điện trở đun nước máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Máy Giặt Quay Yếu Nguyên Nhân Do Đâu? Khắc Phục Như Thế Nào?
Lỗi cảm biến nhiệt và cảm biến khác
- E71: Mạch bị ngắt hoặc bị đứt khiến lỗi cảm biến dò nước nóng. Lỗi này thường gặp với máy giặt cửa ngang, có chức năng giặt sấy. Khi mắc lỗi E71, máy giặt sẽ ngừng hoạt động, màn hình hiển thị nhấp nháy liên tục. Nếu cảm biến bị hỏng, hãy thay thế bằng cảm biến sấy khác chính hãng, đồng thời thay sợi đốt mới nếu sợi đốt cũ không còn điện trở.
- E72: Lỗi cảm biến nhiệt độ máy sấy. Hãy kiểm tra lại điện trở, sau đó thay mới mô đun điều khiển của máy sấy
- E73: Cảm biến sấy nóng bị lỗi, máy đang gặp vấn đề về NTC làm khô. Hãy lập tức tắt máy giặt và kiểm tra bộ cảm biến sấy nóng.
- E74: Đặt sai vị trí NTC gây ra lỗi cảm biến nhiệt độ giặt. Hãy kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ của trống nước NTC. Đồng thời, xác minh xem vị trí của cảm biến nhiệt độ nước có chính xác không và kiểm tra xem bộ phận gia nhiệt có bị vôi hóa không..
- EC3: Lỗi cảm biến khối lượng. Hãy kiểm tra lại toàn bộ dây nối và board mạch nhé.
Lỗi núm xoay
- E82: Lỗi vị trí xoay
- E83: Lỗi đọc vị trí núm xoay
Với 2 mã lỗi này, kiểm tra lại board mạch là có thể khắc phục được nhé.
Lỗi núm xoay máy giặt cửa ngang Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: "Bắt mạch" nguyên nhân máy giặt không tự tắt nguồn sau khi giặt
Lỗi liên lạc giữa board nguồn và board khiển
- E91: Lỗi kết nối giữa PCB nguồn với PCB khiển
- E92: Lỗi liên lạc giữa board chính và board hiển thị
- E93: Cấu hình thiết bị sai
- E94: Lỗi cầu hình chu trình giặt
- E95: Lỗi đường truyền giữa EEPROM và bộ vi xử lý
- E97: Không tương thích giữa chương trình chọn với chu kỳ của cấu hình
- E98: Lỗi giao tiếp giữa board mạch chính và board mạch inverter
Với các lỗi này, bạn hãy kiểm tra lại các board mạch, board mạch khiển, dây điện, sưa PCB nguồn, PCB khiển và thay main PCB nếu cần thiết.
Lỗi board hiển thị
- E9H: Lỗi truyền tải giữa bộ vi xử lý và bộ nhớ của board mạch
- E9C: Lỗi cấu hình máy
- E9d: Xung nhịp đồng hồ bị sai
- E9F: Lỗi kết nối giữa PCB và thiết bị ngoại vi
Với các lỗi E9H, E9C, E9d, bạn hãy kiểm tra lại board hiển thị. Còn với mã lỗi E9F thì kiểm tra lại dây điện kết nối giữa PCB và inverter nhé.
Mã lỗi board hiển thị máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Máy Giặt Không Xả Nước Do Đâu? Nên Xử Lý Như Thế Nào?
Lỗi vị trí lồng giặt (cửa trên)
- EA1: Lỗi vị trí lồng gạt
- EA6: Lỗi drum đập
Bạn hãy tiến hành kiểm tra dây nối, board mạch, đồng thời xem có bị hư phần cảm biến vị trí lồng giặt không.
Xem thêm: Xử lý máy giặt không tự xả nước xả vải nhanh như chớp với những cách sau
Lỗi liên quan đến sấy
- Ed1: Lỗi đường truyền giữa board sấy đến board chính
- Ed2: Rơ le 1 của điện trở sấy bị lỗi
- Ed3: Lỗi Rơ le 2 của điện trở sấy
- Ed4: Hư rơ le nguồn cung cấp điện trở giặt và điện trở sấy
- Ed6: Không có sự kết nối, liên lạc giữa board chính và board hiển thị
Trường hợp này bạn hãy kiểm tra lại toàn bộ hệ thống dây kết nối giữa board chính và board sấy, board sấy và rơ le, board chính và board hiển thị.
Lỗi sử dụng
- EF1: Ống nước thải bị chặn
- EF2: Lỗi cảnh báo bọt
- EF3: Lỗi rò rỉ nước
- EF5: Quần áo không cân bằng
- EF6: Reset
Với các mã lỗi này, bạn hãy kiểm tra xem bộ lọc máy bơm thoát nước, đường ống, hệ thống điều khiển nước có bị tắc nghẽn không. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng giặt một lượng quần áo vừa đủ để quần áo không bị cuộn với nhau trong khi giặt.
Xem thêm: Cách Khắc Phục Nhanh Lỗi Máy Giặt Không Vào Nước
Lỗi nguồn điện
- EH1: Sai tần số điện nguồn
- EH2: Điện áp quá cao
- EH3: Điện áp quá thấp
Để khắc phục 3 mã lỗi này, hãy kiểm tra xem nguồn điện cung cấp có đang gặp vấn đề nào không, nếu cần thiết, hãy thay lại board mạch mới.
Lỗi nguồn điện máy giặt Electrolux (Nguồn: Internet)
Lỗi mạch bảo vệ
- EHE: Không có sự tương thích giữa mạch bảo vệ và rơ le bảo vệ (trên board). Trường hợp này hãy kiểm tra xem dây kết nối và board mạch có vấn đề gì không.
- EHF: Mã lỗi này xảy ra khi mạch bảo vệ sai. Bạn hãy kiểm tra lại board mạch xe có hư hỏng không nhé.
Những câu hỏi thường gặp về bảng mã lỗi máy giặt Electrolux
Làm sao để check lỗi trên máy giặt Electrolux?
Tắt máy, nhấn giữ đồng thời 2 nút (Start/Pause) và một phím trước đó, xoay núm chọn chương trình theo chiều kim đồng hồ đến vị trí thứ nhất. Đợi sau 2s máy sẽ vào chế độ test lỗi. Lúc này các đèn LED sẽ sáng tuần tự trên mặt điều khiển và sẽ dùng lại ở mã lỗi máy đang gặp phải.
Các lỗi thường gặp ở máy giặt Electrolux là lỗi nào?
Các lỗi phổ biến ở máy giặt Electrolux có thể kể đến đó là E10, E11, E12, E20, E21, E22,.... Để tìm hiểu kỹ hơn về các lỗi máy giặt Electrolux, mời bạn tham khảo bài viết bên trên.
Bằng việc hiểu và nắm vững về bảng mã lỗi máy giặt Electrolux, chúng ta có thể nhanh chóng đưa ra các giải pháp và tiến hành sửa chữa một cách hiệu quả. Thay vì phải gọi đến dịch vụ sửa chữa và chờ đợi một khoảng thời gian dài, chúng ta có thể tự mình xử lý các vấn đề nhỏ và tiếp tục sử dụng máy. Đừng quên theo dõi Nguyễn Kim để cập nhật các tips hay trong cuộc sống hằng ngày nhé.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
máy giặt electrolux ewf12942 | máy giặt electrolux ewf1024bdwa | máy giặt electrolux 11kg | giá máy giặt electrolux 9kg | máy giặt electrolux 10kg | máy giặt lg 8kg fc1408s4w2