Bảo quản tai nghe đúng đắn ngay từ giờ nếu muốn thiết bị "sống thọ"

6 năm trước -

Tai nghe sẽ giúp âm nhạc từ điện thoại truyền tải đến tai bạn rõ nét và chân thực hơn. Tuy nhiên, nhiều người thường không bận tâm nhiều về việc bảo quản và sử dụng tai nghe đúng cách, dẫn đến tình trạng bị hỏng thường xuyên và mất nhiều chi phí sắm mới. Tìm hiểu ngay những mẹo sau để để bảo vệ tai nghe nhé!

Đặt tai nghe trong hộp chuyên dụng khi không sử dụng

Hầu như khi mua tai nghe, bạn đều nhận được một chiếc hộp chuyên dùng dành riêng. Đừng vội ném đi vì nghĩ rằng nó phiền phức. Nếu bạn chịu khó cất tai nghe vào đây sau khi đã sử dụng xong sẽ tránh tối đa việc làm thất lạc hay bị vật nuôi cắn đứt đấy! Ngoài ra, nếu bạn vô tình làm mất hộp chuyên dụng thì có thể tái sử dụng chiếc túi hay hộp đựng kính mắt cũ để bảo quản tai nghe cũng rất hữu ích.

Chỉ cần dành một chút thời gian gắn lại tai nghe vào hộp sẽ giúp bạn bảo vệ được thiết bị trong một thời gian dài

Chỉ cần dành một chút thời gian gắn lại tai nghe vào hộp sẽ giúp bạn bảo vệ được thiết bị trong một thời gian dài

Tránh cuộn tai nghe sau khi sử dụng

Đây là thói quen thường thấy ở nhiều người. Khi gỡ tai nghe khỏi điện thoại, bạn lại quen tay cuộn thiết bị lại và điều này dễ khiến xảy ra tình trạng bị rối (đặc biệt với loại tai nghe dây tròn). Chưa kể tai nghe khi bị cuộn tròn có thể bị gấp khúc không còn trơn tru thẳng đẹp như ban đầu, thậm chí còn gây ra tình trạng bị gãy lòi phần dây điện bên trong. Bạn có thể chọn cách sử dụng thanh cuộn tai nghe và cho vào hộp chuyên dụng.

Tai nghe rối như tơ vò chỉ khiến bạn khó khăn hơn trong lần sử dụng sau mà thôi

Tai nghe rối như tơ vò chỉ khiến bạn khó khăn hơn trong lần sử dụng sau mà thôi

Âm lượng vừa đủ

Khi bật âm lượng quá cao, không chỉ tai bạn bị ảnh hưởng mà chính tai nghe cũng bị tác động xấu. Quá trình nghe nhạc lâu dài với âm lượng quá lớn khiến màng loa bị giãn, âm bị rè, tai nghe của bạn sẽ bị hư nhanh hơn. Để hợp lý cho cả thính giác và tai nghe, bạn nên điều chỉnh âm lượng không vượt quá 70% để vừa tận hưởng âm thanh trung thực nhất vừa hạn chế những tác động xấu đến đôi tai.

Âm lượng quá to không những gây ảnh hưởng cho thính giác mà chính tai nghe cũng rất dễ hư hại

Âm lượng quá to không những gây ảnh hưởng cho thính giác mà chính tai nghe cũng rất dễ hư hại

Tắt nhạc trước khi đi ngủ

Nhiều người mắc bệnh khó ngủ, thường có thói quen phải phải đắm chìm trong không gian âm nhạc mới có thể chợp mắt. Điều này thực ra lại không hề tốt. Nghe nhạc quá lâu sẽ khiến lượng vi khuẩn tăng lên gấp 700 lần trong tai, gây hại cho thính giác của bạn. Bên cạnh đó, việc bạn đè lên tai nghe lúc ngủ chính là nguyên nhân khiến tai nghe bị đứt ngầm dây… ảnh hưởng đến chất lượng của tai nghe.

Bạn có thể nghe nhạc một xíu trước khi đi ngủ nhưng tuyệt đối đừng đeo tai nghe khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ nhé!

Bạn có thể nghe nhạc một xíu trước khi đi ngủ nhưng tuyệt đối đừng đeo tai nghe khi bắt đầu chìm vào giấc ngủ nhé!

Tránh để tai nghe dính nước

Ngày nay, nhiều loại tai nghe cao cấp đã được trang bị thêm khả năng kháng nước tối ưu, nhưng đây chỉ là với số ít. Với những chiếc tai nghe không có khả năng chống chịu với độ ẩm hay tia nước bắn, sẽ thật tai hại nếu bạn để nước lọt vào. Lúc này, chỉ còn cách là bạn mua tai nghe khác mà thôi. Nếu bạn vận động nhiều, người thường xuyên đổ mồ hôi thì nên đầu tư hẳn một tai nghe có khả năng chống mồ hôi và thường xuyên lau chùi thật kỹ bằng khăn khô mỗi khi kết thúc tập luyện.

Tai nghe dính nước sẽ mau chóng bị hỏng nên bạn tránh dùng khi trời mưa, trong nhà vệ sinh hay vận động ra mồ hôi

Tai nghe dính nước sẽ mau chóng bị hỏng nên bạn tránh dùng khi trời mưa, trong nhà vệ sinh hay vận động ra mồ hôi

Hạn chế cắm tai nghe vào jack tai nghe khi không sử dụng

Bạn thường cắm tai nghe vào jack trên điện thoại kể cả khi không có nhu cầu sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ của tai nghe. Đồng thời, việc cắm tai nghe như thế này có thể sẽ gây trở ngại trong việc nghe thông báo cuộc gọi hay tin nhắn từ điện thoại. Và bạn cũng cần lưu ý là không nên rút tai nghe ra khi đang nghe nhạc, xem phim,…

Chỉ nên gắn tai nghe vào jack cắm khi có nhu cầu thưởng thức âm nhạc, nói chuyện điện thoại,...

Chỉ nên gắn tai nghe vào jack cắm khi có nhu cầu thưởng thức âm nhạc, nói chuyện điện thoại,...

Hạn chế những tác động mạnh đến tai nghe

Dây tai nghe rất dễ bị đứt ngầm hay thậm chí là đứt đôi khi có tác động kéo căng về 2 phía. Các điểm nối là những điểm dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như khu vực jack 3.5, khu vực chữ Y, cụm mic và phím bấm và điểm nối củ loa. Vì thế, bạn cần giữ tai nghe tránh các tác động vật lý mạnh, đồng thời thực hiện thêm một số bao bọc bên ngoài cho thiết bị như bọc lò xo bút bi, bọc băng dính, gen co nhiệt để ở những nơi được coi là yếu điểm.

Có thể bạn cũng thích