Bluetooth Là Gì? Các Chuẩn Kết Nối Bluetooth Mới Nhất Hiện Nay

3 năm trước -

Nếu bạn đang sử dụng các thiết bị điện tử thì chắc hẳn bạn đã 1 lần sử dụng Bluetooth. Nếu không thì cũng đã từng nghe hoặc thấy thuật ngữ công nghệ này rồi. Vậy bạn có biết Bluetooth là gì và công dụng của công nghệ này? Hãy cùng Nguyễn Kim khám phá nhanh qua bài viết sau nhé!

Bluetooth là gì?

Bluetooth là chuẩn công nghệ kết nối không dây tầm ngắn, được tích hợp trong thiết bị điện tử. Với công dụng là giúp trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị tử nhân cá nhân như PC, Laptop smartphone,... Ở khoảng cách gần mà không cần đến sự hỗ trợ của dây cáp truyền tải.

Nguyên lý hoạt động của Bluetooth

Khi kết nối, Bluetooth sẽ tự động tìm ra tần số tương thích trong 79 băng tần (kênh) để giúp hai thiết bị có thể liên kết với nhau. Nhưng Bluetooth chủ yếu chỉ tập trung hoạt động ở tần số 2.4Ghz (sóng Radio).

Kết nối Bluetooth Laptop, điện thoại, máy nghe nhạc, loa,...

Để đảm bảo sự ổn định trong khi truyền tải dữ liệu, các cặp thiết sẽ bị liên tục thay đổi tần số Bluetooth mà chúng đang sử dụng. Do đó, sóng Bluetooth cũng sẽ không hề gây nhiễu hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị ngoài kết nối.

Về tầm phủ sóng thì có thể chia Bluetooth thành 3 “loại” khác nhau là:

  • Bluetooth loại 1: với tầm phủ sóng gần 100m và công suất hoạt động là 100mW.
  • Bluetooth loại 2: với tầm phủ sóng khoảng 10m và công suất hoạt động là 2.5mW.
  • Bluetooth loại 3: với tầm phủ sóng khoảng 5m và công suất hoạt động là 1mW.

Sự phát triển của các chuẩn kết nối Bluetooth

Theo nhu cầu sử dụng cùng sự phát triển của công nghệ thì các phiên bản Bluetooth đã không ngừng cải tiến để giúp việc kết nối và truyền tải dữ liệu mạnh mẽ hơn. Tính đến hiện nay thì Bluetooth đã phát triển với hơn 9 phiên bản và chưa có dấu hiệu dừng lại, cụ thể:

Chuẩn kết nối Bluetooth v4.0, 4.1, 4.2, 5.0, 5.2

  • Phiên bản Bluetooth 1.0: Đây là phiên bản Bluetooth đầu tiên được cho ra thị trường với tốc độ kết nối xấp xỉ là 1Mbps.
  • Phiên bản Bluetooth 1.1: Là phiên bản được sửa lỗi và có tốc độ kết nối tương tự với Bluetooth đời đầu.
  • Phiên bản Bluetooth 1.2: Chuẩn này hoạt động dựa trên băng tần 2.4Ghz, có tốc độ dò tìm thiết bị kết nối và truyền tải dữ liệu nhanh hơn so với phiên bản Bluetooth 1.1.
  • Phiên bản Bluetooth 1.2 + ERD: Nhờ công nghệ cải thiện kết nối truyền tải EDR (Enhanced Data Rate) đã giúp cho tốc độ kết nối của chuẩn Bluetooth này được tăng cường lên đến 2.1Mbps.
  • Phiên bản Bluetooth 2.0 + ERD: Được ra mắt vào tháng 7/2007, chuẩn Bluetooth mới này có nhiều cải tiến, tiêu biển như: Có sự ổn định và tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn.
  • Phiên bản Bluetooth 2.1 + ERD: là thế hệ nâng cấp của Bluetooth 2.0 nên sở hữu toàn bộ ưu điểm của bản 2.0 đi kèm với hiệu năng cao hơn và năng lượng sử dụng ít hơn.
  • Phiên bản Bluetooth 3.0 + HS: Được công bố vào tháng 04/2009 và có tốc độ truyền tải dữ liệu khá cao, đạt mức 24Mbps nhờ vào công nghệ High Speed. Tuy tốc độ kết nối cao tương đương chuẩn Wi-Fi thế hệ đầu tiên nhưng tầm phủ sóng chỉ khoảng 10m.
  • Phiên bản Bluetooth 4.0: Là sự kết hợp của phiên bản Bluetooth 2.1 và 3.0 với ưu điểm là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng hiệu quả.
  • Phiên bản Bluetooth 4.1: Đây là bản nâng cấp của Bluetooth 4.0 giúp cải thiện tình trạng nhiễu sóng với mạng 4G. Giúp hiệu năng kết nối, truyền tải giữa các thiết bị ổn định hơn.
  • Phiên bản Bluetooth 4.2: Được cho ra mắt trong cùng năm 2014 với Bluetooth 4.1 với tốc độ được cải thiện nhanh gấp 2.5 lần. Từ đó giúp tiết kiệm năng lượng, hạn chế lỗi kết nối, tăng cường bảo mật và hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng internet theo giao thức IPv6.
  • Phiên bản Bluetooth 5.0: Đây là phiên bản Bluetooth mới nhất tính đến thời điểm hiện nay, được SIG công bố ra mắt vào ngày 16/6/2016. Chuẩn Bluetooth mới này với nhiều cải tiến vượt bậc về tầm phủ sóng, tốc độ kết nối và khả năng tiết kiệm điện so với bản 4.0.

Công dụng và lợi ích của Bluetooth trong đời sống

Hiện nay, Bluetooth không chỉ đơn thuần là dùng để truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị mà chuẩn kết nối này còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Công dụng lợi ích kết nối Bluetooth với laptop, loa, điện thoại, tủ lạnh, xe

  • Truyền tải dữ liệu bằng kết nối không dây Bluetooth giữa hai hoặc nhiều thiết bị điện tử di động hay cố định cùng lúc.
  • Thay thế các điều khiển sử dụng tia hồng ngoại.
  • Hỗ trợ kết nối với các thiết bị ngoại vi của máy tính, điện thoại như: tai nghe bluetooth, đồng hồ thông minh, chuột, máy in, bàn phím,...
  • Dùng điện thoại có kết nối với mạng 3G/ 4G để làm điểm phát sóng internet cho máy tính.
  • Hỗ trợ chia sẻ kết nối mạng wifi, 3G,... qua Bluetooth.
  • Ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như: máy quét mã vạch, thiết bị định vị, thiết bị y tế, thiết bị điều khiển giao thông, điều khiển từ xa của trò chơi điện tử,...

Hướng dẫn cách kết nối Bluetooth giữa các thiết bị

1. Làm thế nào để kết nối bluetooth laptop với loa?

Đầu tiên, bấm giữ nút “kết nối Bluetooth” trên loa đến khi sáng đèn và đặt thiết bị này gần laptop (thông thường là trong phạm vi dưới 10m). Việc đặt loa càng gần laptop thì tín hiệu truyền tải âm thanh sẽ nhanh và rõ hơn.

Các bước kết nối bluetooth trên laptop với loa trên Win 7 đơn giản

Bước 1. Vào Control Panel -> View Devices and Printers.

Kết nối bluetooth trên laptop win 7 Control Panel, View Devices and Printers.

Bước 2. Khi cửa sổ mới xuất hiện, nhấn vào Add a Device để tiến hành ghép đôi với thiết bị khác. Khi biểu tượng loa Bluetooth xuất hiện, bạn bấm Next để tiến hành kết nối bluetooth laptop với loa.

Add device bluetooth laptop window 7

Các bước kết nối bluetooth laptop với loa trên Win 10 đơn giản

Bước 1. Vào Start (Biểu tượng hình cửa sổ góc bên trái màn hình) -> Settings -> Devices.

Các bước kết nối bluetooth laptop với loa trên Win 10 đơn giản vào mục Setting, Device

Bước 2. Tại Bluetooth & other devices, bật nút Off để chuyển On ngay dưới chữ Bluetooth. Rồi tiếp tục chọn Add Bluetooth & other devices.

Chọn mục Bluetooth & other devices, bật nút On và add Bluetooth

Bước 3. Chọn tiếp Bluetooth/ Mice, keyboards, pens, or audio and other kinds of Bluetooth devices.

Tìm thiết bị Bluetooth, chọn mục Bluetooth/ Mice, keyboards, pens, or audio and other kinds of Bluetooth devices

Bước 4. Sau khi màn hình hiển thị kết quả tìm kiếm các thiết bị kết nối, chọn vào tên thiết bị của loa Bluetooth rồi bấm Connect để thực hiện kết nối bluetooth lap với loa.

>>> Xem thêm: Kết nối tai nghe Bluetooth với điện thoại

Chọn loa Bluetooth

2. Cách bật Bluetooth Win 10

Bước 1. Nhấn vào Menu Start (biểu tượng hình cửa sổ) ở góc dưới, bên trái màn hình.

Bật bluetooth window 10 chọn mục menu start

Bước 2. Click chọn Biểu tượng Settings (hình bánh xe răng cưa).

Chọn mục cài đặt

Bước 3. Tiếp tục click chọn Devices/ Bluetooth, printers, mouse.

Devices/ Bluetooth, printers, mouse. để tìm thiết bị Bluetooth

Bước 4. Tại Bluetooth & other devices, ở ngay dưới mục Bluetooth click vào chữ Off để chuyển sang On để hoàn thành việc bật Bluetooth Win 10.

Chọn mục Bluetooth & other devices để bật Bluetooth trên thiết bị Window 10

3. Giải pháp giúp sử dụng Bluetooth an toàn

Dưới đây là một số giải pháp an toàn bảo mật khi sử dụng Bluetooth:

  • Vô hiệu hóa (tắt) kết nối Bluetooth trên thiết bị khi không sử dụng.
  • Giữ thiết bị ở chế độ “Hidden/ ẩn” khi kết nối Bluetooth.
  • Hạn chế và cẩn thận khi sử dụng kết nối Bluetooth ở nơi công cộng.
  • Khai thác triệt để các tùy chọn bảo mật trên thiết bị như đặt mật khẩu khi kết nối, phần mềm diệt virus,...
  • Kiểm tra định kỳ các thiết bị đã kết nối Bluetooth với thiết bị cá nhân của bạn.

4. Phạm vi kết nối tối đa để Bluetooth hoạt động

Hầu hết các thiết bị Bluetooth hoạt động ổn định trong phạm vi khoảng 10m. Và khoảng cách nay sẽ giảm dần khi có chướng ngại vật chắn ngang giữa 2 thiết bị (chẳng hạn như tường, đài radio, lò vi sóng,...). Tuy nhiên, phiên bản Bluetooth 5.0 mới nhất hiện nay đã giúp gia tăng phạm vi kết nối lên đến 40m - 60m. Một khoảng cách hoạt động hiệu quả khá xa đối với chuẩn kết nối không dây tầm gần.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi Bluetooth là gì và các thông tin liên quan đến chuẩn kết nối không dây này. Đừng quên ghé thăm Nguyễn Kim để cập nhật liên tục các thông tin về phiên bản Bluetooth mới nhất nhé!.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Laptop, Điện thoại, Loa Bluetooth, Tai nghe Bluetooth hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: NKare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Những câu hỏi thường gặp khi kết nối Bluetooth

Wifi có khác với Bluetooth không?

Chào bạn, Wifi (Wireless Fidelity) là hệ thống kết nối mạng internet không dây. Dù wifi và Bluetooth đều là chuẩn kết nối không dây và hoạt động chủ yếu dựa trên tần số 2.4Ghz (sóng Radio) nhưng chúng là 2 loại sóng vô tuyến khác nhau. Trong khi wifi giúp các thiết bị truy cập mạng internet tốc độ cao thì Bluetooth lại giúp kết nối các thiết bị với nhau trong phạm vi gần để chia sẻ dữ liệu.

Phạm vi kết nối tối đa để Bluetooth hoạt động là bao nhiêu?

Chào bạn, Hầu hết các thiết bị Bluetooth hoạt động ổn định trong phạm vi khoảng 10m. Và khoảng cách nay sẽ giảm dần khi có chướng ngại vật chắn ngang giữa 2 thiết bị (chẳng hạn như tường, đài radio, lò vi sóng,...). Tuy nhiên, phiên bản Bluetooth 5.0 mới nhất hiện nay đã giúp gia tăng phạm vi kết nối lên đến 40m - 60m. Một khoảng cách hoạt động hiệu quả khá xa đối với chuẩn kết nối không dây tầm gần.

Có thể bạn cũng thích