Cách Làm Các Loại Mứt Truyền Thống Đãi Tết Cho Những Người Bận Rộn

4 năm trước -

Những năm gần đây, chị em chuyền tay nhau cách làm các loại mứt Tết tại nhà để tạo nên một cái tết ý nghĩa hơn. Nếu bạn chưa biết cách làm mứt. Đừng lo lắng, cùng Nguyễn Kim học ngay cách làm 5 loại mứt truyền thống tại nhà như mứt dừa, mứt tắc, mứt gừng, mứt mãng cầu, mứt hạt sen đơn giản dành cho người bận rộn nhé!

Mứt dừa - một trong các loại mứt ngon

Nhiều người thường nghĩ, làm các loại mứt Tết sẽ cần rất nhiều thời gian. Càng gần Tết, công việc càng bận rộn, vậy nên đa phần mọi người đều ngại làm mứt. Thật ra, nếu biết cách, việc sên các loại mứt Tết sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Giờ thì bắt đầu khám phá cách làm mứt cực nhanh và đơn giản cùng Nguyễn Kim nhé!

Mứt dừa - Một trong các loại mứt phổ biến nhất vào ngày Tết

Mứt dừa - một trong các loại mứt ngon

Trong số các loại mứt thường được xuất hiện trong ngày Tết, mứt dừa là loại mứt Tết vô cùng phổ biến, có xuất xứ từ cách tỉnh miền Tây như Bến Tre, Tiền Giang, Long An,... Cứ mỗi xuân về, nhà nhà lại nao nức chụm củi, thổi lửa, sên mứt dừa. Khởi nguồn, mứt dừa có hình sợi dài với vị nguyên bản và vị lá dứa. Ngày nay, người ta sáng tạo ra các loại mứt dừa với nhiều vị khác nhau như dâu, chanh dây, cà phê, đậu biếc, vani,... với nhiều hình dạng khác nhau như mứt dừa viên, mứt dừa miếng, mứt dừa hình hoa,...

Mứt dừa là một thứ quà Tết vô cùng quý giá với miền Bắc. Có thể nói mứt dừa là loại mứt phổ biến nhất trong mâm mứt Tết Việt Nam.

Cách làm các loại mứt dừa tại nhà

Mứt dừa - các loại mứt ngon nên có ngày Tết

Bước 1: Cắt (bào) cơm dừa nạo thành hình dáng mong muốn. Ngâm dừa trong nước pha chanh để làm trắng cơm dừa.

Bước 2: Ngâm dừa trong nước cốt hương liệu như (trà xanh, chanh dây, cà phê, đậu biếc...)

Bước 3: Ngâm tiếp dừa với đường đến khi tan hẳn.

Bước 4: Sên dừa trên lửa nhỏ đến khi ráo nước và đường kết tinh tình một lớp trắng áo đều là hoàn tất.

Mứt tắc - một trong các loại mứt có vị chua ngọt được yêu thích nhất

Mứt tắc - một trong các loại mứt được yêu thích

Mứt tắc rất thích hợp với người trung niên, người thích vị thơm và the mát của vỏ tắc. Cắn một miếng mứt tắc dai giòn, nhấp một tách trà, bạn có thể cảm nhận được mùi thơm mát lưu lại rất lâu nơi khoang mũi. Đây là loại mứt thích hợp để cha mẹ nhâm nhi ngày Tết đấy.

Cách làm các loại mứt tắc tại nhà

Mứt tắc - một trong các loại mứt được yêu thích nhát

Bước 1: Khi mua tắc, nên chọn những trái tắc chín vàng sẽ có màu đẹp mắt hơn. Rửa sạch và dùng dao khứa đều xung quanh vỏ tắc, bóp nhẹ ra bông hoa 5 cánh rồi ép nhẹ cho ra bớt nước, loại bỏ hết hạt. Sau đó thêm muối và nước vào trộn đều ngâm tắc qua đêm để tắc bớt vị đắng.

Bước 2: Sau khi ngâm qua đêm, rửa tắc lần nữa. Đun sôi 1 lít nước với phèn chua giã nhỏ. Khi nước sôi thì cho tắc vào trụng khoảng 2 - 3 phút, vớt ra cho vào tô nước lạnh cho tắc được giòn.

Bước 3: Ướp tắc với đường khoảng 1h đến khi đường tan hết. Sên lửa vừa khi tắc sôi, sau đó vặn nhỏ lửa. Thỉnh thoảng đảo đều tắc để đỡ bị cháy. Chúng ta sẽ sên mức cho đến khi thấy trái tắc kẹo đặc lại thì bắt đầu vớt tắc ra. 

Bước 4: Đặt mứt tắc vào lò nướng và sấy với mức nhiệt là 150 độ C, thời gian sấy sẽ giao động từ 30 - 40 phút. Nếu nhà bạn không có sẵn lò nướng, bạn có thể phơi mứt tắc dưới nắng khoảng 2, 3 lần. Cách làm này sẽ giúp cho mứt dẻo hơn, thơm hơn. 

Nên bảo quản mứt tắc trong lọ kín, tránh tiếp xúc không khí quá nhiều sẽ làm mứt bị chảy đường.

Bên cạnh các loại mứt tắc, bạn có thể tham khảo thêm cách làm mứt vỏ cam, loại mứt này vừa lay động vị giác ljai 

Mứt gừng - một trong các loại mứt tốt cho sức khỏe

Mứt gừng - một trong các loại mứt tốt cho sức khỏe

Những ai muốn làm một loại mứt vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe hãy chọn mứt gừng. Gừng the mát, tốt cho hô hấp, thường dùng để uống cùng trà nóng.

Mứt gừng có vị the nhẹ, mềm khi cắn vào. Ăn mứt gừng một lâu sau, bạn vẫn sẽ cảm nhận được sự the mát ở cuống họng và ấm nóng ở bun. Hơn thế, cách làm mứt gừng dưới đây khá đơn giản, thích hợp dành cho những người không có nhiều thời gian.

Cách làm các loại mứt gừng tại nhà

Cách làm mứt gừng - một trong các loại mứt tốt cho sức khỏe

Bước 1: Ngâm gừng củ trong nước khoảng 20 phút để làm mềm vỏ. Sau đó dùng muỗng cạo bỏ phần vỏ đi dễ dàng.

Bước 2: Tiếp đến, cắt lát gừng theo chiều dọc của củ để cho ra những miếng gừng mỏng và dài đẹp mắt. Ngâm gừng ngay với nước pha chanh để tránh thâm gừng.

Bước 3: Chà sát gừng với muối, bóp nhẹ khoảng 5 phút để khử bớt vị nồng. Tiếp đến luộc gừng trong nước pha ít chanh khoảng 3 - 4 lần tùy độ cay của gừng, mỗi lần luộc 10 phút.

Bước 4: Ướp gừng với đường cát đến khi đường tan hết rồi đem sên gừng trên lửa nhỏ. Gừng ráo và đường trắng kết tinh áo một lớp bên ngoài là hoàn thành.

Mứt hạt sen - một trong các loại mứt thanh tao, dịu nhẹ

Mứt hạt sen - một trong các loạt mứt thanh đạm

Mứt hạt sen là một loại mứt thanh tao từ hình dáng, hương vị cho đến ý nghĩa. Hạt sen có mùi thơm nhẹ nhàng, giúp định thần, ngon giấc và phấn chấn tinh thần.

Khi ăn mứt hạt sen, đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được sự giòn nhẹ của lớp đường bị cắn bể. Sau đó là vị bùi bùi và bắt ngây của hạt sen. Mứt hạt sen rất thích hợp cho trẻ em, người già, đãi khách quý và quà tặng ngày Tết.

Cách làm các loại mứt hạt sen trà lài tại nhà

Mứt hạt sen - một trong các loại mứt vị thanh mát

Bước 1: Ngâm hạt sen khô trong nước 4 tiếng cho mềm. Đun nước sôi và cho sen vào luộc khoảng 10 phút để hạt sen chín rồi xả với nước lạnh, để ráo nước. Ướp sen với đường 4 tiếng cho thấm ngọt.

Bước 2: Tiếp đến, hãm 70gr trà lài với 300ml nước sôi rồi cho nước trà vào ngâm hạt sen trong 2h cho sen thơm lừng mùi trà rồi vớt hạt sen ra.

Bước 3: Hòa tan 250gr đường và 100ml nước trước rồi bắt lên bếp với lửa nhỏ, đợi đến khi đường sôi hãy cho hạt sen vào sên. Không dùng đũa khuấy khi đường chưa sôi, vì sẽ làm lại đường mứt sẽ không thành công.

Bước 4: Khi đường sôi, để lửa nhỏ nhất rồi cho hạt sen vào sên đảo đều tay khoảng 30 phút là đường bắt đầu khô lại áo đều hạt sen.

Nhớ bảo quản hạt sen trong hủ hoặc túi kín để sen không bị chảy nước và mềm nhé!

Mứt mãng cầu - một trong các loại mứt có sức gây “nghiện”

Mứt mãng cầu - một trong các loại mứt gây nghiện

Mứt mãng cầu (xiêm) được nhiều người "nghiện" bởi mùi thơm lạ lùng và vị chua ngọt vô cùng bắt miệng.

Cách làm vô cùng đơn giản nhưng một khi làm loại mứt này, bạn phải làm thật nhiều vì một khi thưởng thức mứt mãng cầu, bạn rất khó có thể dừng lại. Mứt dẻo mềm từng xớ, chua ngọt tự nhiên, mứt mãng cầu làm ra là dành cho những chị em thích mứt lại sợ nổi mụn đấy.

Cách làm các loại mứt mãng cầu tại nhà

Bước 1: Mãng cầu lựa trái chín mềm, như thế mới có vị ngọt chua đậm đà. Gọt bỏ vỏ, tách lấy phần thịt trái và bỏ hạt.

Bước 2: Trộn thịt mãng cầu với đường và để 2 tiếng cho tan.

Bước 3: Cho mãng cầu vào chảo, sên lửa nhỏ đến khi ráo mịn, hòa quyện vào nhau thành khối và chuyển sang màu vàng nhạt.

Bước 4: Gói mãng cầu trong giấy nilon gói mứt, vặn xoắn 2 đầu để cố định là xong.

Trong số các loại mứt mà Nguyễn Kim giới thiệu, bạn đã chọn được loại mứt yêu thích của mình chưa?

Nếu bạn cần được tư vấn thêm về những thiết bị gia dụng hỗ trợ làm các món mứt Tết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ mua sắm nhanh chóng:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: NKare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích