2 Cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện

3 năm trước -

Nồi cơm điện là một vật dụng nhà bếp luôn có mặt trong mỗi gia đình Việt. Ngoài chức năng nấu cơm/ cháo thông thường, thì giờ đây bạn có thể tận dụng chúng để nướng bánh trung thu nữa đấy. Và Nguyễn Kim xin bật mí đến bạn 2 cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện tại nhà vào dịp Tết Trung Thu cực kỳ tiện lợi qua bài viết sau.

Thời gian nướng bánh Trung thu bằng nồi cơm điện bao nhiêu phút?

Bạn nên chia nhỏ thời gian nướng bánh bằng nồi cơm điện và phết hỗn hợp tạo màu sẽ giúp bánh lên màu đẹp hơn, cụ thể:

Lần Thời gian Cách làm
Chuẩn bị 10-15 Phút
- Bật nồi cơm điện trước để làm nóng nồi cơm điện.
- Nếu nồi cơm điện chỉnh được nhiệt độ thì bạn chỉnh 180 độ C. Hoặc không thì cứ nhấn nút "Cook".
Lần 1 10 Phút
- Lót giấy nên hoặc không có giấy thì phết một lớp dầu.
- Xếp bánh vào nướng.
Lần 2 10 Phút
- Nhấc nồi ra, xịt phun sương làm mặt bánh nguội bớt.
- Phết hỗn hợp trứng tạo màu rồi cho lại vào nồi cơm điện.
Lần 3 (nếu có) 10 Phút
- Nếu bánh chưa có màu vàng ưng ý (tùy độ nóng nồi) thì bạn tiếp tục nhấc nồi ra, xịt phun sương làm mặt bánh nguội bớt.
- Phết hỗn hợp trứng tạo màu rồi cho lại vào nồi cơm điện.

Sau khi nướng bánh Trung Thu bằng nồi cơm điện xong lần 2-3 thì bánh đã chín vàng. Bạn chờ đợi bánh nguội và thưởng thức ngon miệng nha.

Cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

Phần vỏ bánh Trung Thu:

Phần nhân đậu xanh bánh Trung Thu:

  • 150g đường cát trắng.
  • 300g đậu xanh đã đãi vỏ.
  • 15g bột bánh dẻo.
  • 30ml nước cốt dừa.
  • 3 lòng đỏ trứng muối đã được nướng.
  • 1 thìa cà phê muối.
  • 30g mạch nha.

Nước màu vỏ bánh Trung Thu:

Để bánh trung thu vàng óng đẹp mắt, bạn đánh tan 2 lòng đỏ trứng gà + 1 thìa dầu ăn. Sau đó cho hỗn hợp này vào 1 chén nhỏ để dùng trong quá trình làm bánh trung thu.

Dụng cụ: nồi cơm điện nhiệt đều, chảo chống dính, chổi silicon, rây bột inox, màng nilon bọc thực phẩm,...

>>> Xem thêm:

Hướng dẫn cách nướng bánh Trung Thu đậu xanh bằng nồi cơm điện

Bước 1: Cách sên nhân đậu xanh bánh trung thu truyền thống

  • Đem rửa sạch số đậu xanh đãi vỏ đã chuẩn bị. Sau đó, ngâm chúng vào trong nước ấm khoảng 1 giờ để đậu được nở và chín đều khi nấu.
  • Sau 1 giờ, vớt đậu xanh ra và cho vào nồi. Đổ ngập nước, kèm 1 thìa cà phê muối và bật bếp để nấu nhừ đậu. Thỉnh thoảng dùng muỗng khuấy đậu để đậu không bị dính vào đáy nồi và cháy khét.
  • Khi đậu nhừ và nước cạn đến sấp mặt đậu thì tắt bếp. Sau đó, đổ liền hỗn hợp vào máy sinh tố để xay thật nhuyễn.
  • Cho hỗn hợp đậu xanh nhuyễn này lên chảo chống dính. Thêm đường, nước cốt dừa, dầu ăn, bột bánh dẻo vào chảo rồi bắc chảo lên bếp.

Cách sên nhân đậu xanh bánh trung thu truyền thống

  • Bật nhỏ lửa, dùng muỗng đảo đều để thực hiện sên đậu từ 20-30 phút. Khi thấy hỗn hợp đậu xanh sánh đặc lại thì cho mạch nha vào, sên thêm vài phút thì tắt bếp.
  • Đợi đậu xanh bớt nóng, bạn vo tròn đậu thành nhiều viên tròn nhỏ (khoảng 40g). Dùng màng nilon bọc kín lại và cho đậu vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản.
  • Bạn có thể trộn thêm ít màu thực phẩm để tạo màu sắc bắt mắt cho nhân đậu xanh.

>>> Xem thêm: Cách sên 9 loại nhân bánh Trung Thu

sên nhân đậu xanh trên chảo nóng

Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu truyền thống.

  • Dùng rây inox rây bột mì vào âu sạch để bột được mịn để giúp vỏ bánh không bị cộm.
  • Tạo lỗ nhỏ ở giữa phần bột này rồi đổ nước đường bánh nướng vào bên trong. Sau đó, cho tiếp lòng đỏ trứng, rượu và dầu ăn vào rồi dùng thìa trộn đều.
  • Tiếp theo dùng tay nhào thật kỹ đến khi bột mềm mịn và tạo thành 1 khối không dính tay.
  • Dùng màn nilon bọc kín khối bột vừa nặn và ủ trong khoảng 30-35 phút.

Trộn bột mì làm vỏ bánh Trung Thu nhân đậu xanh

Bước 3: Tạo hình cho bánh trung thu truyền thống nướng.

  • Trứng muối cắt làm đôi, ấn dẹt nhân đậu xanh, cho trứng vào giữa rồi bọc kín lại.
  • Chia nhỏ bột bánh trung thu và vo tròn thành từng viên nhỏ (khoảng 30g).
  • Cho viên bột bánh trung thu lên mặt phẳng và dùng cây lăn cán mỏng. Đặt nhân vào giữa vỏ bánh, dùng tay miết các mép vỏ lại để bao kín nhân rồi vo tròn.
  • Áo viên bột bánh trung thu qua một lớp mỏng bột mì khô. Sau đó, cho bột vào khuôn làm bánh trung thu 75g, ấn chặt lò xo để tạo hình cho bánh thật đẹp.

bọc nhân đậu xanh bánh Trung Thu trong bỏ bánh

Đóng bánh Trung Thu bằng khuôn

Bước 4: Nướng chín bánh trung thu truyền thống bằng nồi cơm điện.

  • Bật nút “Cook” để làm nóng nồi cơm điện trong vòng 15 phút.
  • Nếu có giấy nến thì bạn lót một lớp bên dưới. Nếu không có, bạn phết dầu ăn vào lòng nồi cơm điện và xếp đều bánh trung thu vào bên trong.
  • Tiếp tục bật lại nút “Cook” lần nữa để bắt đầu nướng chín bánh trung thu.
  • Khi nồi cơm điện chuyển sang đèn “Warm”, mở nắp nồi ra. Thực hiện phun sương lên mặt bánh và phết hỗn hợp dầu trứng lên toàn bộ vỏ bánh. Đóng nắp lại rồi đợi thêm khoảng 15 phút thì tiếp tục bấm nút “Cook”.
  • Lặp lại cách làm trên từ 2 - 3 lần. Khi thấy vỏ bánh chín vàng đều xung quanh thì tắt nồi cơm điện và lấy bánh ra.
  • Thế là một mẻ bánh trung thu đậu xanh nướng bằng nồi cơm điện đã được hoàn thành xuất sắc.

>>> Xem thêm:

Nướng bánh Trung Thu bằng nồi cơm điện

Cách làm bánh trung thu nhân dừa bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu

Nguyên liệu cho phần vỏ bánh trung thu nhân dừa:

  • 300g bột mì số 11.
  • 210g nước đường bánh nướng.
  • 70ml dầu ăn.
  • 1 quả trứng gà.
  • 1 muỗng cà phê sữa tươi không đường
  • 1 muỗng cà phê dầu mè.

Nguyên liệu cho phần nhân sữa dừa bánh Trung Thu:

  • 400g dừa non hoặc dừa khô bào sợi sẵn.
  • 150g sữa đặc.
  • 150ml nước cốt dừa
  • 50g hạt dưa bóc vỏ.
  • 50g mè trắng.
  • 60g bột bánh dẻo.
  • Trứng muối 8 quả
  • 1 muỗng cà phê tinh chất vani hoặc một chút bột vani

Hỗn hợp tạo màu cho mặt bánh trung thu: Đánh đều 1 lòng đỏ trứng + 1 quả trứng gà nguyên.

Hướng dẫn cách làm bánh Trung Thu

Bước 1: Sên nhân bánh trung thu dừa nướng.

  • Dừa non rửa sạch để ráo. Nếu không có thì dùng dừa khô. Đem dừa trộn với sữa đặc trong vòng 30-45 phút. Nhớ dùng muỗng đảo đều để đường ngấm đều vào dừa non.
  • Trong lúc ngâm dừa, cho hạt dưa và mè trắng vào chảo rang ở lửa nhỏ cho chín vàng.

Làm nhân sữa dừa bánh Trung Thu

  • Khi 2 nguyên liệu trên đã chuẩn bị xong, cho nước cốt dừa vào chảo nấu với lửa lớn. Khi thấy nước cốt dừa sôi, cho dừa bào sợi vào chảo chống dính. Mở lửa thật nhỏ, dùng muỗng đảo đều để sên dừa.
  • Khi thấy sợi dừa bắt đầu trong lại thì cho tiếp hạt dưa và mè vào trong chảo. Đảo đều tất cả với nhau, cho từ từ từng chút bột bánh dẻo vào để không bị dính rồi cho vào 1 muỗng cà phê vani. Tiếp tục sên đến khi nhân bánh kết dính lại với nhau thì tắt bếp.

Cách sên nhân sữa dừa làm bánh Trung Thu

Chia nhân làm 8 phần khoảng 75 gram. Sau đó, bạn vo tròn nhân và ấn dẹp rồi cho trứng muối đã nướng vào giữa. Cuối cùng, dùng tay khéo léo bọc tròn lại.

Vo tròn nhân sữa dừa trứng muối bánh trung thu

Bước 2: Làm vỏ bánh trung thu nhân dừa nướng.

  • Cho nước đường, lòng đỏ trứng, dầu ăn, mật ong và muối vào 1 tô sạch rồi trộn đều.
  • Tiếp đó, rây bột mì vào tô này để vỏ bánh trung thu tránh bị cộm khi nhào.
  • Dùng phới silicon trộn đều các nguyên liệu với nhau.
  • Sau đó, dùng tay nhào bột làm vỏ bánh trung thu thật kỹ cho đến khi tạo thành một khối bột dẻo mịn và không dính tay.
  • Sau khi nhào bột xong, bọc kín tô bột lại bằng màng nilon rồi ủ bột trong khoảng 30 phút.

Làm vỏ bánh Trung Thu nhân sữa dừa

Bước 3: Tạo hình cho bánh trung thu nhân dừa.

  • Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ vỏ bánh và nhân dừa, cho các nguyên liệu ra một mặt phẳng rộng để thực hiện gói bánh.
  • Chia nhỏ bột và nhân thành nhiều phần sao cho cứ 1 phần bột thì 2 phần nhân. Lưu ý chia sao cho tổng trọng lượng bánh trung thu nhân dừa là 75g.
  • Nhân và vỏ sau khi chia xong, vo chúng lại thành những viên tròn nhỏ.
  • Phủ lên mặt phẳng một lớp bột khô, cho viên bột nhỏ lên và cán dẹt bột.
  • Đặt viên nhân vào giữa vỏ bánh và bao lại sao cho vỏ bánh ôm chặt và phủ kín nhân.
  • Đặt viên bánh trung thu vào khuôn, nén chặt lò xo để bánh lên hình sắc nét.

Tạo hình bánh Trung Thu nhân sữa dừa ép khuôn lò xo

Bước 4: Nướng bánh trung thu nhân dừa bằng nồi cơm điện.

Nếu nồi cơm điện của bạn có tích hợp chế độ nướng bánh thì thực hiện như sau:

  • Bật nồi cơm điện, chỉnh chế độ nướng bánh ở nhiệt độ 180°C và cài thời gian 10 phút. Bấm nút khởi động để làm nóng nồi cơm điện.
  • Sau 10 phút, phết dầu ăn vào lòng nồi rồi xếp bánh trung thu vào. Đóng nắp lại, chỉnh chế độ nướng ở mức nhiệt 180°C và thời gian 10 phút để nướng chín bánh.
  • Hết thời gian quy định, bắc lòng nồi đựng bánh trung thu ra khỏi nồi cơm điện. Phun sương nước lên mặt bánh cho nguội bớt rồi phết hỗn hợp trứng lên vỏ bánh.
  • Cho tiếp bánh vào nồi cơm điện và đem nướng thêm lần nữa như chế độ cài đặt cũ.
  • Sau đó, lại tiếp tục lấy bánh ra và lặp lại việc phun sương và quết hỗn hợp trứng.
  • Khi nướng bánh trung thu đến lần thứ ba thì tắt nồi cơm điện, lấy ra rồi ngoài và chờ cho bánh nguội thì thưởng thức.

Bánh Trung Thu nhân sữa dừa

Lưu ý: Nếu nồi cơm điện của bạn không tích hợp chế độ nướng bánh thì không cần lo lắng. Bạn cứ thực hiện nướng bánh trung thu nhân dừa bằng nồi cơm điện giống như cách nướng bánh trung thu truyền thống ở phía trên là xong.

Hy vọng với 2 cách làm bánh trung thu bằng nồi cơm điện thì bạn và gia đình có thể thưởng thức món bánh Tết Thiếu Nhi này quanh năm, vừa sạch sẽ vừa thơm ngon. Hãy ghé thăm Nguyễn Kim thường xuyên để học hỏi thêm nhiều bí quyết làm bánh trung thu cực ngon và lạ mắt nhé!

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng Lò nướng bánh đối lưu, Nồi chiên không dầu, Nồi cơm điện hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: NKare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích