Cài nhiệt độ hợp lý, máy giặt sẽ hoạt động bền bỉ và tiết kiệm điện hiệu quả

7 năm trước -

Chị em nội trợ bận rộn trong cuộc sống hiện đại không thể nào thiếu sự hỗ trợ đắc lực của máy giặt để giúp quần áo sạch tối ưu và tiết kiệm thời gian hiệu quả. Tuy nhiên, việc cài đặt nhiệt độ máy giặt để bảo vệ chất liệu quần áo là điều rất quan trọng mà ít ai bận tâm. Do đó, Nguyễn Kim đã mang đến cho bạn những lưu ý trong điều chỉnh nhiệt độ để việc giặt giũ diễn ra tốt hơn.

Các mức nhiệt độ máy giặt:

Máy giặt tích hợp nhiều mức nhiệt độ cho từng chất liệu vải khác nhau

Máy giặt tích hợp nhiều mức nhiệt độ cho từng chất liệu vải khác nhau

- 30 độ C: Đây là mức nhiệt độ thấp nhất có thể, dùng cho quần áo có vải mỏng, dễ rách, dễ bay màu, sợi tổng hợp, đồ len nguyên chất. Điều chỉnh ở mức 30 độ C thay vì 40 độ C sẽ giúp bạn tiết kiệm điện hiệu quả hơn.

- 40 độ C: Hầu như các bà nội trợ đều sử dụng nhiệt độ giặt này. Đây là mức nhiệt độ dành cho loại vải cotton, lanh, viscose, acrylics, acetate,…

- 50 độ C: Dành cho quần áo có chất liệu vải polyester/cotton tổng hợp, nilon, cotton và vải lanh.

- 60 độ C: Đối với drap trải giường, khăn tắm, chất liệu dễ bám bẩn như quần áo trẻ em thì bạn nên điều chỉnh máy giặt ở nhiệt độ này.

- 90 độ C: Nhiệt độ này chỉ phù hợp cho vải cotton và vải lanh trắng dễ bám bẩn.

Khi sử dụng máy giặt cửa trước, bạn cần lưu ý:

Đổ bột giặt vào đúng ngăn

Hiểu rõ chức năng của từng ngăn trên máy giặt cửa trước để sử dụng hợp lý

Hiểu rõ chức năng của từng ngăn trên máy giặt cửa trước để sử dụng hợp lý

Bạn nên chọn loại bột giặt chuyên dụng cho máy giặt để đạt hiệu quả tối ưu hơn, đồng thời cũng cần nắm rõ 3 ngăn trong máy giặt, gồm:

- Ngăn 1 – ngăn cấp nước: có nhiệm vụ cấp nước làm ướt quần áo.

- Ngăn 2 – ngăn bột giặt: nơi chứa bột giặt.

- Ngăn 3 – ngăn đổ nước xả: giúp làm mềm vải.

Lựa chọn chế độ giặt phù hợp

Tùy mỗi loại máy giặt sẽ có những chương trình giặt khác nhau. Tuy nhiên, đa số các loại máy đời sau hiện đại hơn sẽ sở hữu khoảng 14 chương trình giặt. Mỗi chương trình tương ứng với những chế độ giặt dành cho loại quần áo khác nhau.

Việc chọn sai chương trình sẽ khiến quần áo không sạch như mong muốn, thậm chí còn gây biến dạng chất liệu hoặc phai màu. Vì thế, việc phân loại và giặt riêng các mẻ quần áo là rất cần thiết. Nhưng nếu bạn không có quá nhiều thời gian, thì có thể lựa chọn loại máy giặt có 2 lồng giặt như LG Twin Wash để thuận tiện hơn khi thực hiện.

Tùy vào mỗi loại máy giặt mà hãng sản xuất sẽ trang bị các chế độ giặt khác nhau

Tùy vào mỗi loại máy giặt mà hãng sản xuất sẽ trang bị các chế độ giặt khác nhau

Các chế độ giặt thường gặp:

- Cotton.

- Synthetics - chương trình giặt tổng hợp.

- Delicates - chương trình giặt loại nhạy cảm.

- Hand wash - chương trình giặt tay.

- Silk - chương trình giặt vải lụa.

- Soak - ngâm.

- Woollens - chương trình giặt vải len.

- Spin - chế độ vắt.

- Drain - chế độ xả.

- Rinse - chế độ giũ.

Lựa chọn nhiệt độ nước giặt

Các mức nhiệt độ thường gặp trên máy giặt như nước lạnh, nước 30 độ, 40 độ, 50 độ, 60 độ, 90 độ. Để chọn được nhiệt độ nước giặt phù hợp, bạn cần xác định loại vải và độ bẩn của quần áo. Đừng nghĩ rằng cứ nhiệt độ cao là sẽ diệt sạch vết bẩn hiệu quả, vì đôi khi chỉ gây ra tác dụng ngược lại như gây hao phí điện năng, hỏng hóc chất liệu đồ.  

Tốc độ vắt

Tốc độ vắt là tốc độ quay của lồng máy giặt trong quá trình vắt sẽ làm quần áo khô nước bằng lực li tâm. Các máy giặt được cài đặt các chế độ vắt sẵn là 500 RPM, 650 RPM, 700 RPM, 850 RPM, 900 RPM, 1000 RPM, 1200 RPM, 1400 RPM (RPM – vòng/phút). Máy giặt càng hiện đại thì tốc độ vắt càng cao giúp quần áo kiệt nước tối ưu hơn.

Những tùy chỉnh khác

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, các hãng sản xuất đã tích hợp cho thiết bị rất nhiều chế độ đi kèm tiện dụng. Nổi bật có thể nhắc đến như chế đồ xử lý trước khi giặt (Prewash), chế độ giặt nhanh (Quick), chế độ giặt tiết kiệm điện (Economy). Tính năng hẹn giờ giặt thông minh còn giúp các chị em yên tâm làm những công việc khác.

Đối với những nơi có thời tiết ẩm ướt, máy giặt tích hợp sấy sẽ là lựa chọn số 1. Máy được trang bị chế độ sấy khô với 3 tùy chọn: sấy để ủi, sấy chăn mỏng, sấy để cất tủ giúp tiết kiệm tối đa thời gian phơi khô. Không chỉ thế, một số máy còn có tùy chỉnh thay đổi thời gian giặt bằng cách tăng/giảm thời gian của từng chu trình (thời gian có thể tăng/giảm mỗi chu trình cộng trừ 5 phút).

Start

Việc nhấn nút Start nhưng quần áo thì chưa được bỏ vào lồng giặt là lỗi gặp phải ở rất nhiều người

Việc nhấn nút Start nhưng quần áo thì chưa được bỏ vào lồng giặt là lỗi gặp phải ở rất nhiều người

Chắc hẳn ai cũng biết nút Start chính là nơi bắt đầu cho một quá trình giặt. Tuy nhiên, nhiều người thường quen tay đến mức nhấn ngay Start khi chưa cho quần áo vào. Nếu gặp trường hợp này, bạn hãy nhấn nút Start một lần nữa để tạm ngưng chế độ giặt và cho vào lồng giặt quần áo. Đặc biệt chú ý, khi có nước trong lồng máy, bạn sẽ không thể mở cửa để tránh nước trào ra ngoài. Nếu bạn vẫn cố sức mở sẽ gây hỏng cánh cửa máy giặt. Lúc này, bạn hãy xử lý bằng cách cho máy xả hết nước trước.

Sử dụng máy giặt rất tiện dụng tuy nhiên không đơn giản như bạn vẫn tưởng. Vì thế, khi chọn mua một thiết bị điện lạnh cho tổ ấm, bạn nên tìm hiểu kĩ về cách sử dụng cũng như cách cài đặt những chế độ tích hợp để tránh gặp hư hỏng trong quá trình nhé!

Có thể bạn cũng thích