Chip Đồ Họa Tích Hợp Intel HD Graphics Là Gì?

4 năm trước -

Mỗi người hầu hết đều trang bị một máy tính hoạc điện thoại. Trong laptop có sử dụng bộ vi xử lý. Bộ vi xử lý này được Intel đã tích hợp sẵn với tên gọi GPU Intel HD Graphics. Vậy dòng chip này hoạt động như thế nào, hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu về trong bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về chip đồ họa

Intel (Integrated Electronics) là một tập đoàn được thành lập vào năm 1968 tại Santa Clara; California; Hoa Kỳ. Intel sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý máy tính, các mạng bo mạch chủ, ổ nhớ flash và các thiết bị máy tính khác nữa. Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM, đây là cột mốc đánh dấu hướng đi cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này. Intel HD Graphics là dòng chip đồ hoạ Onboard do Intel phát triển từ 2010, được hãng này tích hợp sẵn trong vi xử lý (CPU) của laptop. Card đồ họa hay còn được gọi là card màn hình là một loại thiết bị chuyên xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính cụ thể như màu sắc, chi tiết độ phân giải, độ tương phản của hình ảnh. Nhiệm vụ chính của card tích hợp này là xử lý đồ họa hỗ trợ cho máy hiển thị tốt hơn ở một mức độ cho phép mà không phải đi kèm với một GPU xử lý riêng biệt. 

lazy_img

Còn đối với smartphone, GPU (chip xử lí đồ họa) và CPU được tích hợp chung trên một hệ thống gọi là SOC. SOC (system-on-a-chip) là một hệ thống điện tử được xây dựng trên một đế silicon với ý tưởng ban đầu là tích hợp tất cả các thành phần của một hệ thống máy tính lên trên một vi mạch đơn. Nói một cách dễ hiểu hơn là một hệ thống máy tính được thu nhỏ trong một vi mạch, bao gồm, chip xử lý trung tâm CPU, chip đồ họa GPU, và các trình điều khiển khác.

2. GPU - Chip đồ họa là gì?

Chúng ta thường nghe đến những từ như GPU - chip đồ họa, vậy nó là gì? Có tác dụng như thế nào? Tại sao phải cần đến nó. GPU được viết tắt từ Graphics Processing Unit là một bộ vi xử lý chuyên dụng có nhiệm vụ tăng tốc, xử lý đồ họa cho bộ vi xử lý trung tâm là CPU. GPU được dùng để xử lý các game và ứng dụng 3D. CPU cũng hỗ trợ trong việc tính toán (nhất là với các game 3D) nhưng người thực thi chính là chip đồ họa.

Hầu hết chip đồ họa còn hỗ trợ cả việc xử lý hình ảnh 2D với một số chức năng như phóng to hay thu nhỏ hình ảnh và xử lý đồ họa máy tính (animation). CPU cũng có thể xử lý những tác vụ này nên sẽ tùy vào hệ điều hành của thiết bị ta dùng mà GPU có tham gia vào xử lý hình ảnh 2D hay không. GPU sử dụng khoảng 1-5% bộ nhớ tuỳ thuộc vào các tác vụ khác nhau để làm nhân xử lý đồ họa. GPU tích hợp có chi phí rẻ hơn nhiều so với những laptop sử dụng GPU rời. Hơn nữa, việc kết hợp GPU vào vi xử lý còn giúp laptop sinh nhiệt ít hơn và sử dụng điện tiết kiệm hơn, qua đó kéo dài thời lượng pin. Hiện nay, để giúp pin có thời lượng sử dụng lâu hơn, phần lớn laptop trước đây sử dụng GPU rời đã phải chuyển sang GPU tích hợp nếu không phải thực hiện các tác vụ nặng.

lazy_img

Những người dùng phổ thông hầu hết đều có thể sử dụng hiệu năng từ chip đồ hoạ của Intel nhưng nếu bạn muốn chơi game nặng hoặc thực hiện những công việc cần phải xử lý đồ hoạ 3D, bạn cần laptop có chip đồ hoạ rời và cấu hình mạnh từ Nvidia hoặc AMD để thay thế GPU Intel khi mở những ứng dụng nặng đồ hoạ này. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và chip Intel HD, CPU đi kèm, bạn có thể chạy một số game, chương trình đồ họa yêu thích của mình không cần đến chip đồ hoạ rời.

Card đồ hoạ tích hợp sẽ không có bộ nhớ. Thay vào đó, chúng sẽ sử dụng bộ nhớ từ hệ thống máy tính giống như vi xử lý. Ví dụ, nếu laptop của bạn có bộ nhớ là 8GB RAM thì chip Intel HD Graphics sẽ dùng một phần bộ nhớ trong số 8GB RAM đó, thường chỉ khoảng 64 hoặc 128MB để làm bộ nhớ riêng cho GPU. Hệ thống điều khiển của GPU được tích hợp hoạt động song hành với hệ điều hành để đảm bảo bộ nhớ được phân bổ ở mức tối ưu cho cả GPU và CPU. Giới hạn thực tế của mỗi hệ thống tuỳ thuộc vào hệ điều hành và cấu hình máy tính.

lazy_img

Nếu bạn đang sử dụng laptop chạy vi xử lý Intel Core thế hệ thứ ba (từ năm 2012) hoặc thế hệ mới hơn thì chip đồ hoạ tích hợp Intel HD Graphics có thể nâng cấp màn hình 4K hoặc hỗ trợ màn hình 4K. Các laptop hiện nay được trang bị vi xử lý Core i3, Core i5 hoặc Core i7 có thể hỗ trợ độ phân giải tới 4096 x 2304 pixel, các laptop chạy vi xử lý Pentium, Celeron và Atom sẽ không hỗ trợ độ phân giải 4K.

3. Các phiên bản của Graphics 

Một số phiên bản cao cấp đã được cải tiến từ Intel HD Graphics được biết đến rộng rãi như: Intel Iris Graphics, Intel Iris Pro Graphics,… và đến bây giờ vẫn còn được sử dụng trên Macbook Pro, thậm chí là đối với những sản phẩm đến từ Apple như vậy còn không cần card đồ hoạ rời để sử dụng, cho thấy được khả năng xử lý cực kỳ mạnh mẽ của những dòng card đồ hoạ onboard này.

Phiên bản chip phổ biến nhất hiện tại của Intel có thể nói là Intel HD Graphics 620 với khả năng tiết kiệm điện tốt hơn các phiên bản trước và có hiệu năng được đánh giá là đủ để đáp ứng các tác vụ cơ bản và chơi các loại game nhẹ.

lazy_img

4. Ưu nhược điểm của Card đồ hoạ tích hợp

Card đồ hoạ onboard nói chung tuy tiện lợi và tiết kiệm được pin tốt hơn nhưng lại không có sự mạnh mẽ tương tự với những card đồ hoạ rời đồng thời chúng cũng sử dụng một phần nhỏ RAM và một phần năng lượng của CPU. Tuy nhiên, việc tích hợp card đồ hoạ vào CPU lại làm giảm chi phí đi đáng kể, độ mạnh của các card đồ hoạ này cũng đang được nghiên cứu và cải tiến từng ngày giúp cho ra đời những chiếc laptop không cần card đồ hoạ rời mà không cần phải lo lắng về sức mạnh xử lý.

Để cập nhật nhanh những tin tức công nghệ thú vị, hãy truy cập Blog Nguyễn Kim thường xuyên nhé! Nếu bạn cần được tư vấn thêm về sản phẩm và dịch vụ tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh chóng:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: NKare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích