6 Công Dụng “Thần Kỳ” Tỏi Đen Mang Lại Cho Sức Khỏe

4 năm trước -

Tỏi đen còn được gọi là tỏi đen cô đơn (vì thường được làm từ tỏi cô đơn) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tỏi đen không chỉ được dùng như nguyên liệu thực phẩm cao cấp. Mà hiện nay, chúng còn được xem là loại “thần dược” rất tốt cho sức khỏe. Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu chi tiết về loại tỏi đen thần kỳ và công dụng của chúng nhé!.

Tỏi đen là gì?

Tỏi đen không phải là loại thực vật có sẵn trong tự nhiên. Mà chúng được tạo ra khi tỏi trắng thiên nhiên được ủ lên men trong điều kiện đặc biệt: Với độ ẩm từ 80% - 90% kết hợp cùng nhiệt độ từ 60°C - 90°C trong 45 đến 90 ngày. Quá trình này, khiến các enzyme tạo độ tươi ngon cho tỏi trắng bị phá vỡ. Và tạo điều kiện thuận lợi cho phản ứng Maillard - Một quá trình hóa học nhằm tạo ra các hợp chất hương vị đậm đà, tươi ngon mới. 

Nhờ đó, tép tỏi cũng chuyển sang màu đen và phát triển theo dạng kết dính giống như chà là. Bên cạnh đó, hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen cũng tăng lên gấp nhiều lần so với tỏi trắng. Đặc biệt, quá trình lên men này cũng không sử dụng bất kỳ chất phụ gia hay chất bảo quản nào. Vì vậy, việc sử dụng tỏi đen cô đơn đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Nhìn chung, tỏi đen không có mùi hôi nồng và hăng khó chịu như tỏi trắng. Chúng lại có vị ngọt nhẹ, thịt tỏi dẻo khi bóc không dính tay nên rất dễ ăn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng tỏi đen mỗi ngày để chăm sóc sức khỏe mà không sợ bị hôi khó chịu ở miệng - Một điều khá “nhạy cảm” trong giao tiếp hằng ngày, khiến nhiều người không dám ăn nhiều, dù vẫn biết tỏi rất tốt cho sức khỏe.

Tỏi đen là gì?

6 Công dụng tỏi đen đối với sức khỏe con người

Quá trình lên men đã giúp hàm lượng dinh dưỡng như: allicin, sulfur hữu cơ, đường Fructose,... trong tỏi đen được tăng lên từ 4 đến 5 lần so với tỏi thông thường. Do đó, việc ăn tỏi đen hằng ngày đem lại 6 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như sau:

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Tỏi tươi được biết đến là loại thực vật với khả năng kháng khuẩn, nấm và virus vô cùng hiệu quả. Khi trải qua quá trình lên men, thành phần allicin trong tỏi tươi được enzyme thủy phân thành allicin. Một loại axit amin trong tỏi đen có công dụng tiêu diệt nhiều loại virus, vi khuẩn,... khác nhau một cách mạnh mẽ ngay cả khi đã được pha loãng. Nhờ vậy mà hệ thống miễn dịch được tăng cường và giúp người bệnh hồi sức nhanh chóng. Đặc biệt với trường hợp suy giảm miễn dịch do sử dụng hóa chất để điều trị hoặc chiếu xạ.

tỏi đen giúp tăng cường hệ miễn dịch

2. Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thư

Thành phần chính của tỏi đen chứa là S-allyl-L-cysteine (SAC) - Một hợp chất có khả năng ức chế sự hình thành của một số tế bào ung thư như: ung thư gan, dạ dày, đại tràng, ung thư vú,... Do đó nếu ăn tỏi đen hằng ngày giúp giảm tối đa nguy cơ mắc các bệnh ung thư trên. Đồng thời, tỏi đen cũng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, nhờ đó giúp hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.

3. Chống gốc tự do và làm chậm quá trình oxy hóa

Các gốc tự do chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau ở con người. Và để ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý này thì việc thu dọn gốc tự do là rất cần thiết. Điều này có thể được thực hiện dễ dàng thông qua việc ăn tỏi đen hằng ngày. Bởi hợp chất Sulfur hữu cơ trong tỏi đen, giúp thu dọn triệt để gốc tự do bên trong cơ thể. Cũng chính vì thế mà tỏi đen được xem là loại dược liệu tuyệt vời trong phòng và chữa bệnh.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỏi đen với khả năng làm chậm quá trình oxy hóa. Chúng giúp cải thiện và chữa trị hiệu quả các trường hợp lão hóa da như da nhăn nheo, viêm da,... Chính vì vậy mà loại thực phẩm này được xem là thần dược duy trì thanh xuân của làn da. 

4. Điều tiết cholesterol máu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý tim mạch

Việc dư thừa lượng cholesterol trong máu là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, tiểu đường,.... Việc ăn tỏi đen đúng cách và thường xuyên sẽ giúp giảm mỡ trong máu và cholesterol xấu. Đồng thời giúp điều tiết chúng ở mức lý tưởng nhất. Nhờ đó mà thành mạch được bảo vệ  hiệu quả và quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị tối ưu các bệnh lý tim mạch và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

Ăn tỏi đen cũng giúp tăng nồng độ HDL - Cholesterol trong máu, rất có lợi cho cơ thể.  Điều này có ý nghĩa quan trọng với nhóm người có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nguy hiểm như: người béo phì, thừa cân, người cao tuổi, tiểu đường,... 

5. Bảo vệ tế bào gan tối ưu

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn tỏi đen thường xuyên giúp bảo vệ tối ưu tế bào gan. Và ngăn chặn hiệu quả các trường hợp xơ gan, viêm gan hoặc các bệnh lý liên quan đến tế bào này.

6. Giảm sưng đau và viêm khớp hiệu quả

Với khả năng kháng viêm hiệu quả, tỏi đen giúp giảm sưng đau và tiêu viêm một cách nhanh chóng. Đồng thời, tỏi đen cũng giúp cải thiện và  thúc đẩy quá trình hồi phục chức năng sau tổn các khối cơ sau tổn thương. Giúp cho các khối cơ thêm phần dẻo dai và trở nên khỏe mạnh hơn.

cách sử dụng tỏi đen đúng cách

Sử dụng tỏi đen đúng cách

Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn có thể ăn từ 1 - 3 củ tỏi đen (tương đương 3g - 5g). Và bạn không nên dùng quá liều lượng trên để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bạn có thể kết nạp tỏi đen vào cơ thể với theo nhiều cách đa dạng như:

  • Ăn trực tiếp: Bạn có thể ăn trực tiếp từ 2 - 3 củ tỏi đen mỗi ngày. Và nên sử dụng liều tượng ít hơn cho người lớn tuổi (khoảng 1 - 2 củ tỏi/ ngày). Nên ăn trong hoặc ngay sau bữa ăn và nên nhai kỹ để các thành phần được cơ thể hấp thu tốt nhất. Nhờ đó mà giúp tỏi đen phát huy công dụng và khả năng chăm sóc sức khỏe tối đa. Khi ăn tỏi đen cô đơn, nên ăn riêng lẻ và không dùng kèm với bất kỳ gia vị nào. Bởi vì chúng có thể phản ứng với gia vị, tạo ra nhiều tác dụng phụ và phản ứng ngược. 
  • Nấu ăn: Tỏi đen có thể được dùng để thay thế cho tỏi tươi trong hầu hết các công thức nấu ăn. Chúng là một nguyên liệu trang trí đẹp mắt cho bất kỳ đĩa món ăn nào, ví dụ như: đĩa pho mát thơm ngon hay chiếc pizza nóng hổi,... Do tỏi đen có vị hăng nhẹ nên việc sử dụng chúng để chế biến món ăn sẽ giúp che giấu đi vị hăng nồng này. Giúp bạn không chỉ thưởng thức được món ăn thơm ngon. Mà còn bổ sung hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời có trong tỏi đen vào cơ thể.
  • Ngâm rượu: Tốt nhất là bạn nên ngâm tỏi đen trong rượu nếp nguyên chất không chứa cồn. Và uống ít nhất 50ml một lần với tần suất từ 1 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Ngâm với mật ong: Tỏi đen kết hợp với mật ong sẽ giúp gia tăng gấp đôi tác dụng trong điều trị bệnh lý thông thường như: cảm cúm, viêm họng, sổ mũi,... Đặc biệt, sự kết hợp này phát huy tác dụng cực kỳ tốt đối với trẻ em. Bạn có thể ngâm khoảng 150g thịt tỏi đen ngập trong hũ thủy tinh chứa mật ong. Và sử dụng hỗn hợp này sau khoảng 3 tuần ngâm.
  • Ép lấy nước: Bạn có thể ép khoảng 3g - 6g tỏi đen thành nước ép tỏi nguyên chất để uống trực tiếp.

Món ăn với tỏi đen gà nướng

Ai không nên dùng tỏi đen?

Tuy tỏi đen được xem là loại thực phẩm “cực kỳ” tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng vẫn có sự kiêng kị và lưu ý nhất định khi sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc người có thể trạng nhiệt, đang nóng sốt,… thì không nên dùng nhiều tỏi đen.
  • Người bị dị ứng với tỏi thông thường. Nếu cố tình sử dụng tỏi đen thì có thể dẫn đến tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn,... hoặc thậm chí tăng huyết áp.
  • Người đang dùng thuốc chống đông máu để điều trị cũng không nên sử dụng nhiều tỏi đen.
  • Không sử dụng tỏi đen cho người mắc bệnh về gan để tránh triệu chứng buồn nôn.
  • Không sử dụng tỏi đen cho người mắc bệnh tiêu chảy, đau dạ dày hoặc bị huyết áp thấp.
  • Không sử dụng tỏi đen cho các đối tượng mắc bệnh về mắt bao gồm: Phụ nữ sau sinh hay người có nhiều bệnh lý về mắt, tai, ù tai, chóng mặt. Việc sử dụng tỏi đen trong các trường hợp này sẽ gây thương tổn cho thị lực nhiều hơn.
  • Do tỏi đen vẫn còn vị hăng nồng nên bệnh nhân mắc bệnh lý về thận không nên ăn. Vì chúng có thể gây ra những phản ứng với thuốc điều trị. Từ đó, tạo ra những tác dụng phụ không mong muốn và khiến cơ thể khó chịu.
  • Người dùng rượu ngâm tỏi đen lâu ngày cũng cần cẩn trọng để tránh gây ra tác động xấu cho sức khỏe.

Cách làm tỏi đen tại nhà đúng chuẩn bằng nồi cơm điện

Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ

Tỏi cô đơn, tỏi Hải Dương 1 kg

Bia 1 lon (330 ml)

Dụng cụ

Nồi cơm điện, giấy bạc, thau

Các bước làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

cách làm tỏi đen bằng nồi cơm điện

Bước 1: Đầu tiên cần cắt bỏ cuống dài của tỏi rồi bóc hết phần vỏ lụa bọc bên ngoài.

Bước 2: Ngâm tỏi với bia trong một thau sạch khoảng 30 phút. Cách 5 phút bạn cần đảo đều cho bia thấm vào tỏi.

Bước 3: Lấy tỏi ra và bọc lại bằng giấy bạc.

Bước 4: Ủ tỏi trong nồi cơm điện ở chế độ Warm liên tục trong 2 tuần. Nhiệt độ ủ tỏi lý tưởng nhất là 70 - 75 °C, trong quá trình ủ bạn có thể mở nồi và kiểm tra sau 5 ngày.

Bước 5: Cách bảo quản tỏi đen sau khi làm xong là bỏ vào hộp kín để ở nhiệt độ phòng  trên 26 độ C ăn được trong 2 tuần. Hoặc hút chân không bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh được 6 tháng.

Hy vọng, bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về  “thần dược” tỏi đen. Và đừng bỏ lỡ cách làm tỏi đen tại nhà đơn giản đang được đăng tải tại Nguyễn kim nhé!

Những câu hỏi thường gặp về tỏi đen

Công dụng của tỏi đen?

Tỏi đen có nhiều công dụng cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol máu,...

Những ai không nên ăn tỏi đen?

Những đối tượng không nên ăn tỏi đen là phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, bị dị ứng với tỏi,... để tham khảo chi tiết hơn những người không nên dùng tỏi đen mời bạn tham khảo bài viết trên nhé!

Có thể bạn cũng thích