Cứu giày ướt mưa không kịp khô bằng những cách siêu đơn giản

7 năm trước -

Trời mưa giúp không khí mát hơn nhưng cũng gây không ít phiền toái và ướt giầy là một trong số đó. Điều này không những làm giày dễ hư, bốc mùi mà còn có thể dẫn đến các bệnh ngoài da nếu chúng ta thường xuyên đi giày ướt. Vậy làm sao để giày mau khô? Bí quyết nằm trong bài viết bên dưới đấy!

1. Dùng giấy báo

Với những đôi giày da, giày vải, nước mưa sẽ ứ vào bên trong khó chịu vô cùng. Và giấy báo sẽ là vật cứu cánh vô cùng hiệu quả đấy! Đơn giản lắm, bên trong giày bạn nhét đầy báo để nó không bị méo mó hình dạng, còn phía ngoài bọc báo. Tiếp đến phơi giày ở nơi khô thoàng, đổi giấy báo mới sau 20 - 30 phút.

Giấy báo sẽ thấm nước mưa đọng trong giày

Giấy báo sẽ thấm nước mưa đọng trong giày

2. Máy sấy tóc

Không chỉ làm khô tóc nhanh, máy sấy tóc còn giúp bạn hong khô giày nhanh chóng. Sau khi đã làm sạch vết bẩn trên giày, bạn khởi động máy ở chế độ nóng, sấy đến khi cảm thấy giày khô thì thôi. Tuy nhiên, bạn không nên áp dụng biện pháp với giày da, giày đế cứng, đế gel đâu nhé!

Máy sấy tóc thích hợp cho giày cotton, giày vải

Máy sấy tóc thích hợp cho giày cotton, giày vải

3. Máy sấy quần áo

Nhà đã có sẵn máy sấy quần áo mà không tận dụng nó để làm khô giày thì thật thiếu sót phải không nào? Đầu tiên, bạn áp giày vào cửa máy, mũi giày hướng lên trên, dây giày đặt nửa trong nửa ngoài. Sau đó, bạn chỉnh máy ở nhiệt độ thấp trong thời gian không quá 60 phút và đợi thành quả thôi!

Máy sấy quần áo làm khô giày hiệu quả

Máy sấy quần áo làm khô giày hiệu quả

Lưu ý, để bảo vệ cả máy sấy quần áo và giày, bạn chỉ nên áp dụng cho giày cotton hoặc chất liệu sợi tổng hợp.

4. Dùng quạt máy

Quạt máy thì chắc hẳn nhà nào cũng có rồi, vậy thì tận dụng nó ngay và luôn thôi nào! Bạn làm sạch vết bẩn rồi treo ngược giày trước quạt sao cho mũi giày hướng xuống, lót khăn dưới giày để nó thấm lượng nước còn thừa bên trong.

Quạt máy làm khô mọi loại giày

Quạt máy làm khô mọi loại giày

5. Dùng cục nóng máy lạnh

Khi nhà bạn sử dụng máy lạnh thì ngại gì mà không dùng cục nóng để làm khô giày. Tuy nhiên, cục nóng cũng "nói không" với giày dán keo, giày da, giày đế cứng, bạn nên nhớ đấy! 

Tận dụng cục nóng máy lạnh làm khô giày

Tận dụng cục nóng máy lạnh làm khô giày

Có thể bạn cũng thích