"Dấn thân" vào con đường chụp ảnh chuyên nghiệp, bạn cần biết rõ về máy ảnh

7 năm trước -

Bạn là người yêu thích nhiếp ảnh, luôn muốn bắt trọn những khoảnh khắc trong cuộc sống một trọn vẹn nhất? Bạn đã sẵn sàng cho sự đầu tư lớn với những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp? Vậy thì bài viết sau sẽ mang đến bạn những nền tảng vững chắc cho việc hướng tới con đường nhiếp ảnh tương lai.

Máy ảnh và lợi thế mang lại

Khó mà quy chất lượng của máy ảnh ra con số cụ thể vì không chỉ có số "chấm" nhiều hơn trên các cảm biến lớn hơn, mà thiết bị còn có rất nhiều điểm mạnh đáng lưu ý. Nếu xét trong điều kiện ánh sáng hoàn hảo, nhiều người sẽ nghĩ chẳng khác gì so với những chiếc điện thoại cao cấp. Thế nhưng, nếu trong những tình huống thiếu sáng, hoặc chụp ảnh chuyển động của đàn chim… máy ảnh thực sự sẽ thể hiện rõ ưu thế của mình. Có rất nhiều thể loại nhiếp ảnh mà một chiếc smartphone không thể thực hiện được.

Máy ảnh mang đến cho người dùng nhiều lợi thế sử dụng

Máy ảnh mang đến cho người dùng nhiều lợi thế sử dụng

DSLR hay Mirrorless?

Máy ảnh hiện nay có 3 loại chính: ngắm-và-chụp (PnS), máy ảnh không gương lật (Mirrorless) và máy ảnh có gương lật (DSLR). Tuy nhiên, máy PnS ngày càng mất ưu thế do sự lên ngôi của smartphone, nên thông thường người dùng chỉ phân vân giữa Mirrorless và DSLR.

Giữa những ưu điểm mà DSLR và Mirrorless, người dùng khá phân vân trong việc chọn lựa

Giữa những ưu điểm mà DSLR và Mirrorless, người dùng khá phân vân trong việc chọn lựa

Mirrorless và DSLR đều là máy ảnh có thể thay đổi ống kính được. Tức là bạn có thể thay đổi các ống kính tuỳ thuộc vào chủ thể muốn chụp. Nhưng nếu DSLR có thiết kế tương tự các máy phim ngày xưa, với một miếng gương phản chiếu ánh sáng lên ống ngắm (viewfinder) để bạn có thể thấy được cảnh mình đang chụp, thì Mirrorless lại sở hữu thiết kế không có chiếc gương phản chiếu ánh sáng và sử dụng màn hình điện tử hay ống ngắm điện tử thay thế.

Tùy vào kinh tế và nhu cầu chụp ảnh để chọn chiếc máy ảnh phù hợp

Tùy vào kinh tế và nhu cầu chụp ảnh để chọn chiếc máy ảnh phù hợp

2 loại máy ảnh trên đều có những ưu và nhược điểm riêng. DSLR có trọng lượng nặng và kích thước to hơn, nhưng với cùng một mức giá thì bạn có thể mua được chiếc DSLR tốt hơn chiếc Mirrorless và lựa chọn được rất nhiều ống kính bổ sung. Mirrorless nhỏ gọn, có giá cao hơn nhờ sự đa năng trong việc có thể sử dụng các ống kính cổ điển ngày xưa.

Có một điều bạn cần lưu ý là ống kính của loại máy hay hãng máy này sẽ không tương thích với loại máy hay hãng máy kia, đồng thời chúng cũng có tuổi thọ khá lâu. Vì thế khi mua chiếc máy ảnh, bạn có thể sẽ sử dụng trong ít nhất 5 – 10 năm.

Tìm hiểu cách điều khiển thủ công

Bạn là chủ nhân của chiếc máy ảnh nghĩa là bạn hoàn toàn nắm quyền kiểm soát nó. Do đó, để máy ảnh phát huy tối đa khả năng, bạn cần học cách sử dụng đúng nhất.

Học cách điều chỉnh những điều cần thiết như độ nhạy sáng, khẩu độ để việc chụp ảnh dễ dàng hơn

Học cách điều chỉnh những điều cần thiết như độ nhạy sáng, khẩu độ để việc chụp ảnh dễ dàng hơn

Có 3 cài đặt chính mà bạn cần học cách dùng: tốc độ màn trập (gọi tắt là tốc), khẩu độ (gọi tắt là khẩu), và độ nhạy sáng (ISO). Ba yếu tố này tạo thành "tam giác phơi sáng" và quyết định hình thức tấm ảnh mà bạn chụp được.

Sử dụng máy ảnh, bạn cũng cần nắm bắt cách chụp và chỉnh sửa tập tin RAW – một định dạng chứa nhiều thông tin hơn hẳn so với JPEG hay PNG.

Mua phụ kiện phù hợp với nhu cầu chụp ảnh

Hầu hết các máy ảnh bình dân đều được bán kèm ống kit (thường là ống kính 18-55mm) – loại ống kính đa dụng phù hợp với mọi loại hình nhiếp ảnh. Thế nhưng bạn sẽ cảm thấy không ưng ý nếu dùng cho chụp một điều gì đó đặc biệt và chuyên sâu. Điều này sẽ được giải quyết dễ dàng vì máy ảnh DSLR và Mirrorless đều rất thoải mái trong việc thay thế ống kính.

Chủ động trong việc điều chỉnh và chụp ảnh giúp bạn dễ dàng tạo ra bức ảnh hoàn hảo

Chủ động trong việc điều chỉnh và chụp ảnh giúp bạn dễ dàng tạo ra bức ảnh hoàn hảo

Sau khi đã xác định được loại hình nhiếp ảnh mà bạn cảm thấy hứng thú nhất, có thể là nhiếp ảnh đường phố (street-life), chân dung (portrait), thiên văn (astro), phong cảnh (landscape)..., điều bạn cần bây giờ là chính thức đầu tư một bộ máy ảnh.

Nếu bạn muốn chụp chân dung cần chọn ống kính có khẩu độ lớn. Ngược lại, nếu bạn thích chụp phong cảnh, thì một chân máy (tripod) và các ống kính góc rộng sẽ là lựa chọn phù hợp.

Lựa chọn phần mềm

Chụp được bức ảnh với ánh sáng và góc độ đẹp vẫn chưa hoàn hảo nếu bạn không biết cách chỉnh sửa. Có thể tấm ảnh đã quá chuẩn, bạn sẽ không cần sửa nhiều nhưng mấu chốt là bạn cần một phần mềm hợp lý.

Photoshop là ứng dụng tiêu chuẩn cần phải có của một nhiếp ảnh gia. Bạn cũng có thể chọn Lightroom, ứng dụng giúp sắp xếp và chỉnh sửa ảnh RAW tốt nhất.

Chụp đẹp thôi vẫn chưa đủ, bạn cần hoàn thiện bước chỉnh sửa cuối để bức ảnh trọn vẹn hơn

Chụp đẹp thôi vẫn chưa đủ, bạn cần hoàn thiện bước chỉnh sửa cuối để bức ảnh trọn vẹn hơn

Có thể bạn cũng thích