10 năm trước -

Sở hữu kiểu dáng nhỏ gọn nhưng X-M1 vẫn cho chất lượng ảnh xuất sắc như X-E1 và X-Pro1 cùng tốc độ xử lý nhanh và kiểu dáng hoài cổ hấp dẫn. Sau thành công với X-Pro1 và X-E1, Fujifilm đã có quyết định khá "táo bạo" là đánh thẳng vào phân khúc máy mirrorless tầm trung, nơi có rất nhiều nhà sản xuất đang cạnh tranh như Sony, Canon hay Panasonic, Olympus. Ở mức giá chưa đến 20 triệu đồng cho bộ kit, X-M1 vẫn giữ cảm biến X-Trans CMOS được đánh giá cao như đàn anh X-E1 và X100S. Bị lược bớt kính ngắm nhưng đồng thời nhưng nhờ vậy máy có kiểu dáng nhỏ gọn hơn cũng như giá bán rẻ hơn.

lazy_img
X-M1 mang cảm biến APS-C CMOS 16,3 megapixel dựa trên công nghệ X-Trans độc quyền của Fujifilm. Máy hỗ trợ ISO từ 100 đến 25.600 tương tự X-Pro1 và có thể quay video ở độ phân giải Full HD tốc độ 30 khung hình mỗi giây. Đây cũng là model đầu tiên trong dòng X Series của Fujifilm trang bị tính năng kết nối Wi-Fi. Giống như nhiều mẫu máy ảnh cùng trang bị trên thị trường, X-M1 có thể kết nối điện thoại, máy tính bảng hay máy tính để trao đổi dữ liệu. Ứng dụng riêng của hãng cung cấp cho phép tải 30 hình ảnh cùng lúc qua Wi-Fi.

Sản phẩm đang bán tại Việt Nam với giá tham khảo là 14 triệu đồng nguyên thân máy.

lazy_img
Màn hình với khớp lật linh hoạt.

Giống như các model dòng X khác, X-M1 vẫn giữ kiểu dáng hoài cổ đặc trưng đã làm nên thương hiệu của Fujifilm hai năm trở lại đây. Ở mức giá rẻ hơn, X-M1 không có lớp vỏ bằng hợp kim mà được thay bằng nhựa (phiên bản màu bạc/đen có lớp phủ giống kim loại) cùng lớp ngoài bọc chất liệu giả da. Phần báng cầm hơi nhỏ nên cầm máy cũng chưa thật gọn và chắc chắn.

Tuy nhiên, ưu điểm lớn nhất của dòng sản phẩm này là kích thước nhỏ gọn 117 x 67 x 39 mm, nặng 330 gram. Với những "tay chơi" thứ thiệt thích dạo phố, chụp ảnh đời thường thì một chiếc X-M1 và ống kính fix 27 mm siêu mỏng là một sự lựa chọn sáng giá.

lazy_img
Đi theo xu hướng tiện dụng, X-M1 có màn hình LCD có khớp lật để chụp trong các điều kiện khó, một bánh xe chỉnh chế độ và một bánh xe chỉnh thông số khá tiện dụng ở phía trên. Sản phẩm cũng đi kèm đèn flash dạng pop-up với khoảng đánh xa 7 mét.

lazy_img
Bộ máy X-M1 đi kèm ống fix siêu mỏng 27 mm.

X-M1 không có kính ngắm điện tử hay quang học như X-E1 hay X-Pro1. Chính vì vậy, mọi cài đặt hay quá trình chụp đều qua màn hình phía sau máy. Rất may thì đây lại là ưu điểm của sản phẩm với màn hình khớp lật nghiêng lên góc 120 độ và dốc xuống góc 80 độ. Nhờ vậy, người chụp có thể giơ máy lên cao chụp đám đông hoặc xuống thấp để lấy góc từ dưới lên tiện dụng. Màn hình này có kích thước 3 inch độ phân giải 920.000 pixel. Fujifilm tích hợp sẵn chế độ sử dụng ngoài trời giúp tăng độ sáng để tránh bóng hình.

lazy_img
Để điều chỉnh các thông số chụp, người dùng có thể sử dụng ba vòng điều khiển trên X-M1 với một ở mặt trên, một ở ngay sát cạnh phần để ngón tay cái và một ở cạnh màn hình. Đi kèm là phím Fn ngay cạnh nút chụp giúp bật nhanh trình đơn thông số chụp. Trong hầu hết các chế độ, bánh xe phái trên chỉnh khả năng bù trừ sáng trong khi phía sau thay đổi từ khẩu độ, tốc độ màn trập... Việc thay đổi khá nhanh và dễ dàng du các nút đều bố trí hợp lý gần ngón tay.

X-M1 cũng có sự cải tiến lớn là model đầu tiên của dòng X sử dụng phím quay phím chuyên dụng riêng. Cách bố trí này giúp người dùng chuyển sang chế độ quay phim nhanh chóng chỉ bằng một thao tác thay vì hai như trước.

lazy_img
Mẫu máy ảnh mirorrless cỡ nhỏ của Fujifilm cung cấp nhiều trải nghiệm về điều chỉnh thú vị. Đầu tiên là khả năng cân bằng trắng khi máy cho phép thiết lập thủ công với chỉ 3 thao tác. Người dùng chỉ cần bật menu ngay khi chụp, chọn mục Manual và chụp một bức hình màu trắng tại môi trường đó.

lazy_img
Kết nối ở cạnh bên máy.

Chế độ mô phỏng phim, điểm mạnh của Fujifilm cũng được mang lên X-m1 với năm chế độ để lựa chọn bao gồm Provia (tiêu chuẩn), Velvia (sống động), Astia (mềm mịn), đơn sắc, và màu nâu đỏ. So với X-E1, máy đã lược bớt mất hai chế độ là bộ lọc đơn sắc cao và tiêu chuẩn. Các thiết lập khác cũng có sẵn cho máy như Highlight Tone hay Shadow Tone rất tiện dụng.

lazy_img

Thiết kế bộ lọc màu Bayer ở bên trái với khung 4x4 còn X100S là 6x6 trên cảm biến CMOS X-Trans.

Sau những lời phàn nàn về khả năng hoạt động trên X-Pro1 và X-E1, Fujifilm đã có sự thay đổi đáng kể về tốc độ xử lý trên X-M1. Với chip EXR thế hệ 2, máy có thời gian khởi động chỉ sau 0,5 giây. Độ lag màn trập cũng ở mức rất thấp chỉ khoảng 0,05 giây. Với thao tác chụp ảnh RAW và JPEG cùng lúc với chất lượng cao nhất, máy mất 5 giây để ghi vào thẻ nhưng có thể chụp ngay kiểu khác nếu muốn nhờ bộnhớ đệm lớn.

X-M1 có tốc độ chụp 5,6 khung hình mỗi giây và liên tiếp được 30 ảnh dạng JPEG hoặc 10 ảnh RAW sau mỗi lần bấm máy. Tuy nhiên, tốc độ này còn tùy thuộc vào thẻ nhớ hỗ trợ. Tốc độ có thể xuống 3 khung hình mỗi giây nhưng số lượng ảnh bấm liên tục có thể lên đến 50 kiểu.

lazy_img
Một bức ảnh phơi sáng bởi Fujifilm X-M1.

Có kiểu dáng nhỏ gọn hơn nhưng X-M1 có "trái tim" tương tự như X-E1 và cả mẫu compact cao cấp X100S. Loại cảm biến X-Trans CMOS II cũng là điểm nổi trội nhất ở sản phẩm giúp tách biệt so với phần còn lại trên thị trường. Fujifilm cho biết, thiết kế mới giúp giảm tối thiểu hiện tượng màu moire, cho phép công ty bỏ qua các bộ lọc chống răng cưa được sử dụng trong hầu hết các máy ảnh khác. X-M1 có thể chụp hình ảnh với độ chi tiết cao hơn cũng như hỗ trợ việc lấy nét theo pha chuẩn xác và nhanh chóng trên phiên bản II (ưu việt hơn so với bản I trên X-Pro1).

Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều sử dụng một bộ lọc màu mảng Beyer, đặt tên sau phát minh của các kỹ sư Kodak. Công nghệ này những năm qua đã chứng tỏ khả năng tuyệt vời khi giúp chụp màu sắc và chi tiết của một cảnh. Về cơ bản, đó là sự lặp đi lặp lại của bốn điểm ảnh, hai trong số đó nhạy cảm với màu xanh lá cây, một với màu đỏ và một với màu xanh nước biển được bố trí trên một hình vuông.

lazy_img
Ảnh chi tiết, màu sắc lên rất tốt dù ở ISO cao.

Tuy nhiên, vấn đề với thiết kế mảng Bayer là nhạy cảm của nó và tạo ra hình ảnh màu bị thừa sai khi chụp các hình ảnh có chứa các hình mẫu lặp lại (như vải may) gây ra bởi sự giao thoa giữa những mô hình và lưới điện của photosite. Fujifilm đã quyết định thay đổi điều này với bộ lọc màu kích cỡ 6 x 6 trên X-Trans CMOS với photosite màu đỏ, xanh lá cây và màu xanh trên mỗi hàng và cột.

Các hình ảnh chụp thử nghiệm với X-M1 đều sử dụng ở độ phân giải và chất lượng cao nhất, định dạng JPEG cho dung lượng trung bình khoảng 5 MB. Chất lượng ảnh của máy thật sự mang lại cảm giác rất hài lòng cho người sử dụng.

lazy_img
Khả năng khử nhiễu của X-M1xuất sắc.

Với mức ISO từ 100 đến 6.400, rất khó phát hiện được nhiễu xuất hiện trong hình. Khi lên đến ISO 12.800, noise bắt đầu xuất hiện và độ bão hòa màu cũng giảm nhé. Lên đến ISO 25.6000, chất lượng giảm khá nhiều nhưng vẫn có thể sử dụng được và có thể coi là xuất sắc với một máy ảnh dùng cảm biến loại APS-C. Các file ảnh chụp RAW cũng cho thấy ảnh hầu như không có nhiễu ở ISO từ 200 đến 6.400.

X-M1 hỗ trợ phơi sáng tốt với tốc độ màn trập tối thiểu là 30 giây đủ dài cho các bức ảnh trong trời tối. Hơn nữa, với chế độ Bulb, máy có thể chụp thời gian lâu hơn trong một số trường hợp cần thiết. Thiết lập dài tương phản Dynamic Range cho phép cải thiện chi tiết trong vùng tối và vùng sáng khi có chênh lệch sáng nhiều trong khung cảnh.

Theo: Sohoa

Có thể bạn cũng thích