10 năm trước -

XF1 cho chất lượng ảnh tốt, kiểu dáng đẹp và gọn nhẹ nhưng khả năng khử nhiễu ở ISO cao chưa thực sự tốt.

lazy_img

Tiếp nối những thành công với X100 và X10 ở dòng máy ảnh kiểu dáng hoài cổ, Fujifilm tiếp tục tung ra thị trường model XF1. Máy có nhiều nét tương đồng về phần cứng so với X10 và ở cùng phân khúc giá tầm trên 10 triệu đồng. Tuy nhiên, đây là sản phẩm mà hãng hướng nhiều hơn tới người dùng trẻ bởi thiết kế đã có nhiều nét thời trang và màu sắc để lựa chọn.

XF1 trang bị cảm biến EXR CMOS 2/3 inch độ phân giải 12 megapixel, ống kính zoom quang 4x khoảng tiêu cự 25-100 mm f/1.8-4.9. Sản phẩm cũng có khả năng quay video chuẩn Full HD, chụp liên tiếp 7 khung hình/giây, hỗ trợ ISO từ 100 đến 12.800 và màn hình phía sau 3 inch độ phân giải 460.000 pixel. Sản phẩm cũng được tích hợp đèn flash dạng pop-up, các chế độ mô phỏng phim, chụp ảnh toàn cảnh 360 độ.

Fujifilm XF1 có ba màu lựa chọn là đen, đỏ và nâu với giá bán tham khảo hơn 10 triệu đồng tại Việt Nam.

lazy_img
Thiết kế với khung kim loại chắc chắn.

Giống như các sản phẩm dòng X Series khác của Fujifilm, điểm nhấn trên XF1 vẫn là thiết kế hoài cổ "không đụng hàng" với các sản phẩm cùng tầm giá trên thị trường. Có cấu hình phần cứng gần như giống nhau nhưng trong khi X10 thiên nhiều về người dùng thích "phượt" hay tính cách trầm lặng, XF1 cho người dùng trẻ năng động bằng lớp da có 3 màu sắc để lựa chọn.

Toàn bộ lớp vỏ trên của máy đều được làm bằng khung kim loại chắc chắn với hai phần màu sắc là bạc ở phần trên và dưới trong khi ở giữa là lớp da tổng hợp với 3 màu tùy chọn. Xét về đường nét thiết kế, sản phẩm này cũng cho thấy sự đơn giản tối đa. Với "số đo" 107,9 x 61,5 x 32,95 mm, máy nhỏ hơn một chút so với X10.

lazy_img
Lớp da tổng hợp ở giữa.

lazy_img
Màn hình khá trung thực.

Điểm thú vị và độc đáo nhưng cũng gây nhiều tranh cãi nhất trên XF1 là cách thức để tắt/mở máy. Nếu không đọc hướng dẫn trước, chắc chắn sẽ rất nhiều người không thể tìm được cách mở sản phẩm. Cơ chế kéo rồi xoay ống kính phía trước vừa có tác dụng thay nút nguồn vừa để đóng mở ống kính. Kiểu mở này có thể gây một chút lo ngại về tính bền bỉ của sản phẩm khi kéo và xoay cả một hệ thống quang học. Tuy nhiên, điều này cũng giúp máy gọn gàng hơn khi không sử dụng cũng như tạo nét phá cách cho sản phẩm.

Hệ thống điều khiển của XF1 cũng đơn giản và dễ sử dụng giống như ngoại hình của mình. Ở phía trên, chỉ có phím chụp, vòng xoay chế độ, phím chức năng Fn và đèn flash dạng pop-up. Chếch ở phần vát có thêm công tắc gạt mở đèn flash và đèn báo nguồn. Phía sau máy, XF1 sử dụng màn hình 3 inch với độ phân giải hơi thấp 460.000 pixel (hầu hết các máy compact cao cấp hiện nay đều có độ phân giải 921.000 pixel). Giao diện điều khiển của máy khá giống mẫu X100 và X10.

lazy_img
Đèn flash dạng pop-up.

Việc điều chỉnh ở mặt sau cũng khá dễ dàng nhờ bốn nút điều hướng kèm một bánh xe điều khiển để kiểm soát các chế độ chụp, bù trừ phơi sáng, hẹn giờ hay cài đặt flash. Các phím phổ thông khác như xem lại, chuyện dụng cho quay video cũng như Display được tích hợp đây đủ. Một điểm đặc biệt là khi ấn nút Fn ở phía trên một chút, máy sẽ hiện thêm menu để điều chỉnh nhiều thông số ấn khác, đặc biệt phù hợp khi chụp chế độ M.

Chất lượng ảnh

XF1 đặc biệt gây ấn tượng tốt với chế độ chụp cận cạnh với khoảng cách là 3 cm. Nhờ khẩu độ lớn và góc rộng, hình ảnh rất sắc nét và đặc biệt là bokeh mượt mà không thua kém nhiều các mẫu DSLR.

lazy_img
Chế độ chụp macro nét. Ảnh chụp với tiêu cự 6,4 mm, f/1.8, ISO 100, 1/34 giây.

Mẫu máy ảnh của Fujifilm trang bị ống kính zoom quang 4x tương đương dải tiêu cự 25 - 100 mm. Dù thiệt thòi hơn so với X10 do khẩu độ mở tối đa chỉ f/4.9 ở tiêu cự dài nhất nhưng XF1 cũng "ghi điểm" với độ mở chỉ f/1.8 ở góc rộng. Điều này cho phép người dùng chụp các bức hình cận cảnh cũng như điều kiện thiếu sáng tốt hơn nhiều.

Do cơ chế tắt mở hoàn toàn khác biệt các model khác nên thử nghiệm với XF1 ở khả năng hoạt động chỉ là chụp từ chế độ chờ. Máy chỉ mất 0,55 giây khi sử dụng chế độ khởi động Quick Start Mode và chỉ mất 0,16 giây kể từ khi nhấn nút để có bức hình đầu tiên, khá ấn tượng. Nếu không để chế độ chụp liên tục thì cứ sau mỗi 1,3 giây là người dùng có thể chụp bức hình tiếp theo. Độ trễ của màn trập là 0,2 giây. Đối với các tình huống chụp tốc độ nhanh hoặc khó, XF1 có thể đáp ứng với tốc độ chụp liên tiếp tới 10 khung hình mỗi giây.

lazy_img
Máy khử nhiễu ở ISO cao không tốt.

XF1 lấy nét khá nhanh so với nhiều mẫu máy Fujifilm dòng X khác và tương đương các dòng cao cấp của Canon hay Nikon trên thị trường. Tuy nhiên, ở chế độ chụp macro, máy lấy nét chậm một chút do đó khi chụp thông thường người dùng cần tắt chế độ macro hoặc để ở chế độ chụp tự động thông minh của hãng. Ngoài ra, thiết lập chụp lấy nét ở điểm chính giữa luôn cho tốc độ nhanh nhất so với các cài đặt khác.

Chất lượng hình ảnh chụp được trên XF1 có thể khiến nhiều người khó tính với máy compact cảm thấy hài lòng. Máy luôn cho màu sắc chính xác và thậm chí hơi nịnh màu mắt nhất là khi chụp chân dung, màu da được tôn lên khá tốt. Không có độ sắc như các mẫu DSLR nhưng độ mịn trên XF1 là trội hơn so với các máy compact cùng tầm giá. Trong trường hợp màu sắc chưa đủ độ đậm và ấn tượng, người dùng có thể chọn các chế độ với tông màu phim như Velvia, Provia và Astia phim 35mm, nét độc đáo trên máy ảnh của Fujifilm.

lazy_img
Một bức hình chụp với hiệu ứng có sẵn của máy.

Trong khi đó, XF1 lại không quá nổi bật về khả năng khử nhiễu ISO. Máy cho chất lượng ảnh tốt và nguyên bản khi chỉnh từ 100 đến 400. Trong khi đó, khi để máy lên mức ISO 800, nhiễu bắt đầu xuất hiện dù vẫn có thể nhìn được chi tiết. Trong các ISO cao hơn từ 1.600 thì chi tiết ảnh dần mờ và đến 6.400 thì ảnh có thể chỉ dùng được ở kích thước nhỏ.

Theo: Sohoa

Có thể bạn cũng thích