Điểm qua những giao diện TV thông minh cơ bản nhất hiện nay (Phần 1)

6 năm trước -

Khi chọn mua TV thông minh, người dùng không chỉ lạc vào "ma trận" giá cả, mẫu mã, công nghệ mà còn cả giao diện được các nhà sản xuất tích hợp trên nó. Do đó, Nguyễn Kim sẽ điểm qua những giao diện phổ biến hiện nay để bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lựa.

Giao diện Tizen trên Smart TV Samsung

Tizen là hệ điều hành TV đến từ Samsung và được ra mắt năm 2015. Hiện nay trên hầu hết các dòng Smart TV Samsung đều sử dụng hệ điều hành này. Năm 2017, với những cải tiến, hệ điều hành đã được nâng cấp thành Tizen OS 4.0 nhằm mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.

Giao diện Tizen được thiết kế đơn giản, hiện đại và rất đẹp mắt

Giao diện Tizen được thiết kế theo lối tối giản với dạng phẳng, hiện đại và đẹp mắt. Các ký hiệu trên màn hình hiển thị trực quan giúp người dùng dễ dàng nhận biết. Sự bố trí hợp lý thanh công cụ gồm: Menu, voice recent, guide, info, channel, picture style, audio và dãy phím số tìm kênh, tạo sự đơn giản trong thao tác, ngay cả người cao tuổi và trẻ em cũng sử dụng dễ dàng.

Giao diện WebOS của Smart TV LG

WebOS là giao diện mới lạ, đẹp mắt và rất đơn giản để sử dụng. Được thiết kế theo triết lý đường thẳng, các ứng dụng của WebOS có bố cục theo phương ngang và nằm trên cùng một đường thẳng thay vì sử dụng một lưới các ứng dụng như trên smartphone.

Giao diện WebOS sắp xếp các ứng dụng nằm trên một đường thẳng

Chỉ cần một thao tác đơn giản là bấm vào nút Home trên remote của tivi LG, bạn đã có thể trở về màn hình chính bất cứ lúc nào mà không cần phải thoát ứng dụng đang diễn ra trên màn hình. Ở cạnh dưới màn hình, các ứng dụng như YouTube, Skype… được hiển thị cùng với thẻ ứng dụng bạn vừa chạy trong thời gian gần đây. Ngoài ra, giao diện WebOS LG còn bổ sung thêm thẻ “Today” mang đến cho bạn những đề xuất nội dung nên xem vào ngày hôm đó.

Giao diện Smart Simple trên Internet TV LG

Giao diện Smart Simple tương tự so với WebOS nhưng đơn giản và ít tính năng hơn

Smart Simple là giao diện được LG cho ra đời vào năm 2016 với giao diện đơn giản và gọn gàng hơn WebOS. Giao diện vẫn được thiết kế dạng thẻ, nhiều màu sắc và dễ sử dụng. Tuy nhiên, kho ứng dụng và tính năng của Smart Simple khá ít, đơn giản hơn khi so với Smart TV LG.

Giao diện Sony Entertainment Network của Smart TV Sony

Sony Entertainment Network là dịch vụ giải trí trực tuyến được tích hợp cho Smart TV Sony kể từ năm 2012. Giao diện này thiết kế rõ ràng, dễ dàng điều hướng đã hỗ trợ được nhiều tính năng mới cho người dùng.

Giao diện Sony Entertainment Network có thiết kế hiện đại, rõ ràng và dễ dàng điều hướng

Giao diện Sony Entertainment Network gồm một khung nhỏ bên trái có tác dụng hiển thị nội dung trên màn hình tivi, bên phải là hệ thống các tính năng "thông minh" chính của nó. Các ứng dụng chính của tivi về phim ảnh, âm nhạc, Skype, Facebook... rất dễ dàng truy cập.

Ngoài ra, giao diện còn cho phép hiển thị các cập nhật từ mạng xã hội ở bên phải màn hình ngay cả khi bạn đang xem chương trình tivi. Việc tải ứng dụng cũng thật dễ dàng, chỉ cần vào ứng dụng và chọn, nó sẽ có ngay trên màn hình mà không cần đợi tải quá lâu hoặc chờ cài đặt.

Giao diện Smart Hub của Smart TV Samsung

Đây là giao diện được thiết kế theo kiểu đa màn hình như hệ điều hành Android trên smartphone.

Smart Hub là giao diện đa màn hình tương tự như hệ điều hành Android

Smart Hub có tổng cộng 3 màn hình:

- Màn hình Apps hiển thị các phần mềm bạn đã cài vào TV.

- Màn hình Đa phương tiện hiển thị mọi nội dung thiết bị đang được ghép nối với TV (laptop, USB, HDMI…)

- Màn hình News On hiển thị tất cả các thông tin mới nhất được và được cập nhật liên tục.

Với 3 màn hình này, bạn có thể trượt qua lại theo chiều ngang, mỗi màn hình tương ứng với một nội dung nhất định. Từng màn hình một với hiệu ứng chuyển trang 3D làm người dùng có cảm giác mọi thứ trở nên ngăn nắp và dễ tìm kiếm hơn.

>>> Xem thêm bài viết "Điểm qua những giao diện tivi thông minh cơ bản nhất hiện nay (Phần 2)"

Có thể bạn cũng thích