Điện thoại, máy tính, tablet chậm như rùa là vì đâu?

7 năm trước -

Smartphone, laptop, máy tính bảng,… sau thời gian dài sử dụng bỗng trở nên “rùa bò” bất ngờ, khiến thao tác của bạn bị trì hoãn ít nhiều, ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Vâng và để tìm câu giải đáp cho việc chậm dần theo thời gian của các thiết bị quen thuộc này, bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé!

Đầy bộ nhớ

Những ứng dụng được lưu trữ trong điện thoại, laptop, tablet đều được cập nhật liên tục, chưa kể bạn lại thích việc tải thêm nhiều cái mới để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình. Việc này khiến dung lượng bộ nhớ bị chiếm dụng cũng ngày một tăng cao. Tuy việc cập nhật ứng dụng sẽ mang đến những tính năng mới, hiệu ứng đẹp nhưng cũng vì thế mà thiết bị của bạn buộc phải thực hiện tính toán cũng như xử lý nhiều hơn.

Tình trạng đầy bộ nhớ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của bạn như không thể chụp ảnh, lưu trữ bản nhạc yêu thích hay các ứng dụng giải trí không thể chạy

Tình trạng đầy bộ nhớ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến trải nghiệm của bạn như không thể chụp ảnh, lưu trữ bản nhạc yêu thích hay các ứng dụng giải trí không thể chạy

Bạn biết đấy, ứng dụng thì ngày càng nặng nhưng RAM của điện thoại thì vẫn cứ thể, không thể nâng cấp hay thay thế loại lớn hơn. Do đó, sau thời gian dài sử dụng, hiện tượng quá tải RAM và bộ nhớ không đủ để chứa ứng dụng là điều dễ hiểu. Khi trải nghiệm, bạn có thể gặp các trường hợp như các ứng dụng đang được chạy trở nên cực kỳ ì ạch, đơ và ngưng hoạt động.

Quản lý cache không tốt

Tất cả ứng dụng đều sử dụng bộ nhớ đệm (cache) với mục đích lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU thường xuyên phải xử lý khi chạy ứng dụng. Ứng dụng sẽ chạy nhanh hơn nhờ vào bộ nhớ đệm.

Cache không được quản lý tốt sẽ khiến ứng dụng ì ạch hẳn

Cache không được quản lý tốt sẽ khiến ứng dụng ì ạch hẳn

Tuy nhiên, bạn chỉ có thể caching khi bộ nhớ trong của thiết bị vẫn còn dư dung lượng và việc này chỉ hiệu quả khi bộ nhớ đệm được quản lý một cách chính xác, hiệu quả bởi ứng dụng cùng hệ điều hành. Tiếc là không phải nhà sản xuất ứng dụng nào cũng quan tâm vấn đề này nên ứng dụng mà bộ nhớ cache chúng chiếm dụng càng ngày càng nhiều, kéo theo cả hệ thống cũng ì ạch cùng với chúng.

Ứng dụng rác xuất hiện dày đặc

Những ứng dụng hay tệp tin tải về từ mạng Internet chứa rất nhiều ứng dụng rác ẩn mà bạn rất khó phát hiện ra và vô tình bạn đã cài luôn chúng vào hệ thống điện thoại, laptop hay máy tính bảng. Có thể chúng là những toolbar trên trình duyệt web nhưng không có tác dụng gì hay những ứng dụng mang tên dọn dẹp nhưng chỉ khiến thiết bị của bạn nặng nề hơn mà thôi.

Không hẳn ứng dụng dọn dẹp nào cũng làm tốt trách nhiệm của nó, đôi khi bạn chỉ tải về rác cho điện thoại mà thôi

Không hẳn ứng dụng dọn dẹp nào cũng làm tốt trách nhiệm của nó, đôi khi bạn chỉ tải về rác cho điện thoại mà thôi

Thiết bị của bạn khi đã hoạt động nhiều năm sẽ càng trở nên chậm chạp hơn nếu bị những ứng dụng rác này chiếm dụng ổ cứng, chiếm chỗ trong bộ nhớ RAM, hay sử dụng CPU của bạn cho những tác vụ ngầm “trong bóng tối”.

Làm sao để khắc phục?

Dĩ nhiên mức độ nhanh chậm thế nào tùy thuộc rất nhiều vào cảm nhận của người dùng. Có thể bạn thấy điện thoại của mình chạy cũng ổn nhưng sau khi được trải nghiệm độ mượt mà trên một siêu phẩm thì cảm giác đó không còn nữa, thay vào đó là sự chậm chạp phát chán.

Dọn dẹp điện thoại, laptop, máy tính bảng thường xuyên để tránh tình trạng chậm như rùa nhé!

Dọn dẹp điện thoại, laptop, máy tính bảng thường xuyên để tránh tình trạng chậm như rùa nhé!

Do đó, yêu cầu thiết bị đã hoạt động lâu năm của bạn phải hoạt động nhanh nhạy là điều không thể. Nhưng bạn vẫn có thể khiến điện thoại chạy nhanh hơn tình trạng hiện tại bằng cách bỏ ra chút thời gian và công sức để dọn dẹp rác từ các thư mục; từ đó giúp cho thiết bị của mình có thể hoạt động được tốt nhất. Bạn cần thường xuyên dọn dẹp ổ cứng, xóa bỏ những ứng dụng hay phần mềm ít sử dụng và đều đặn dọn dẹp bộ nhớ cache hay giải phóng RAM bằng cách tắt bớt những tác vụ ngầm.

Có thể bạn cũng thích