Đo nhiệt độ laptop nhanh thôi nào!

8 năm trước -

Những thiết bị điện tử rất sợ phải gặp mặt với nhiệt độ cao, bởi điều này rất dễ làm chúng bị hư hỏng. Với chiếc laptop hằng ngày luôn sử dụng, liệu rằng bạn đã thực sự biết cách kiểm tra nhiệt độ cho nó chưa, và như thế nào thì được gọi là bất bình thường? Hãy cùng Nguyễn Kim tham khảo những thông tin bên dưới nhé!

Cảm quan

Đây có vẻ là cách đơn giản mà ai cũng có thể làm được đúng không nào? Chỉ cần đặt tay lên chiếc laptop của mình và cảm nhận được nhiệt độ của nó có đang tăng cao hay không. Đồng thời, khi đó bạn còn thấy được máy đang chạy chậm lại, không xử lý các chương trình nhanh như trước, thì chắc  hẳn thiết bị của bạn đang bị nóng quá rồi đấy. Tuy nhiên đây chỉ là cách kiểm tra chủ quan theo cảm nhận của bạn, nên cẩn thận thì chúng ta nên kết hợp với các cách bên dưới nhé!

Dùng tay đặt trên thiết bị để cảm nhận nhiệt độ

Dùng tay đặt trên thiết bị để cảm nhận nhiệt độ

Kiểm tra trong BIOS

Đây là một công cụ có sẵn trong laptop, việc đầu tiên bạn cần làm là restart lại máy. Khi thấy logo nhà sản xuất hiện lên, bạn hãy nhanh tay nhấn một trong những phím chức năng F2, F10, F12 hay Del để mở ra cửa sổ BIOS, và thấy được nhiệt độ của máy. Nếu thiết bị khởi động quá nhanh nên không thể nhìn thấy hướng dẫn nhấn các phím chức năng, thì mách nhỏ bạn có thể nhấn phím Pause Break để tạm dừng màn hình nhé!

Dùng công cụ BIOS để đo nhiệt độ máy tính

Dùng công cụ BIOS để đo nhiệt độ máy tính

Kiểm tra bằng các phần mềm

Nếu bạn không thể tự kiểm tra laptop theo như trên, thì còn một cách được khá nhiều người lựa chọn, đó chính là sử dụng những phần mềm đo nhiệt độ. Theo như đánh giá của người dùng thì các phần mềm như Speccy, HWMonitor, Speedfan, Core temp,... Những phần mềm này cho kết quả khá chính xác, đồng thời cũng cảnh báo cho bạn biết bộ phận nào của máy đang quá nóng.

HWMonitor là một trong những phần mềm đo chính xác

HWMonitor là một trong những phần mềm đo chính xác

Nhiệt độ thích hợp

Biết cách kiểm tra, thấy được nhiệt độ của máy thì bạn cũng phải biết rằng nhiệt độ nào là bất bình thường để có thể dùng biện phải giải nhiệt phù hợp. Theo như thông thường HDD (ổ cứng) của máy giao động từ 40-45 độ C, khi vượt quá thì rất nguy hiểm, có thể gây hỏng các vi mạch và bạn phải tốn một lượng lớn chi phí để thay thế .

Ổ cứng là bộ phận quan trọng, không nên để quá nóng

Ổ cứng là bộ phận quan trọng, không nên để quá nóng

Tùy thuộc vào số nhân trên chip mà mỗi máy có khoảng nhiệt tiêu chuẩn khác nhau, nhưng trung bình thì chip xử lý Core thường nằm ở khoảng 40-50 độ C. Với tình trạng máy hoạt động các tác vụ đơn giản thì Chip VGA onboard vào tầm 40 – 45 độ C và Chip VGA rời vào tầm 45-50 độ C, nhưng khi chơi các game hạng nặng thì nhiệt độ sẽ có mức nhỉnh hơn một chút tầm 55-65 độ C là điều bình thường nhé các bạn.

Chơi game làm nhiệt độ laptop tăng nhanh

Chơi game làm nhiệt độ laptop tăng nhanh

Cách nào giúp laptop bớt nóng?

Nếu bạn không muốn nhiệt độ của chiếc laptop yêu quý vượt quá mức cho phép, thì tại sao chúng ta không thử thực hiện một số cách làm mát ngay cho nó như thế này:

-     Thường xuyên dọn vệ sinh và lọc bụi cho máy tính, và đặc biệt đảm bảo rằng máy được thông gió dễ dàng.

-     Thường xuyên kiểm tra tình trạng của bộ phận tản nhiệt trong máy, và tốt nhất là chúng phải luôn ở tình trạng hoạt động tốt và sạch bụi bám.

-      Bạn cần nhớ thay keo tảng nhiệt theo định kỳ hoặc khi lớp keo tản nhiệt trên thiết bị đã cũ hoặc bị bong tróc.

Thiết bị cần được lau chùi vệ sinh thường xuyên

Thiết bị cần được lau chùi vệ sinh thường xuyên

>>>> Bạn có thể tham khảo bài "Giải nhiệt cho laptop" này nhé!

Bắt tay vào khám cho chiếc laptop của mình ngày thôi nào, nếu nó quá nóng thì hãy nhanh chóng thực hiện các biện pháp giảm nhiệt độ cho máy nhé! Nhưng chẳng may thiết bị của bạn đã quá cũ, không thể khắc phục được, thì chuẩn bị rước một em khác về thay thế ngay thôi.

Hiện nay, Nguyễn Kim đang diễn ra nhiều chương trình khuyễn mãi hấp dẫn, ưu đãi lớn khi mua hàng online, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết thông qua tổng đài 1900 1267 (nhấn phím 1) để được tư vấn chi tiết. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Xem thêm : Laptop, laptop Dell, laptop Asus, laptop Acer, laptop Lenovo, laptop HP, Macbook, laptop LG, laptop MSI

Bài: Kim Chi - S

Có thể bạn cũng thích