Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 chính thức: Được nghỉ tết Âm mấy ngày?
Lịch nghỉ Tết Dương lịch chính thức, đầy đủ, chi tiết năm 2024
40+ Lời chúc Giáng Sinh hay, ngắn gọn, ý nghĩa nhất cho người thương
Lời chúc Tết Dương lịch 2024 cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng
40+ Cap Noel hay, buồn tâm trạng - Cap Giáng Sinh thả thính độc đáo nhất
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Thật khó khăn cho bạn khi gia đình mình không sở hữu một chiếc tủ lạnh để dự trữ, bảo quản thức ăn. Hiện nay, tủ lạnh đã trở thành một vật dụng quen thuộc nhưng không thể thiếu được trong cuộc sống bận rộn của bạn. Vậy dự trữ thức ăn trong tủ lạnh cần chú ý điều gì để thức ăn vừa tươi lâu lại còn đảm bảo dinh dưỡng.
₋ Không nên để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, lượng dinh dưỡng bị giảm sút lại còn sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe khi bạn ăn phải. Bạn chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh trong một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu.
₋ Mặt kính sát với ngăn rau củ, nơi gần với bộ phận tỏa hơi lạnh chính là phần lạnh nhiều nhất trong ngăn mát tủ lạnh. Là nơi nơi có nhiệt độ thấp nhất nên đây cũng là nơi thích hợp cho những món ăn dễ hư như thịt, cá. Ngăn gần với phần đông đá của tủ lạnh nhất là nơi dành cho các loại thực phẩm chỉ cần nhiệt độ mát như sữa chua hay bánh ngọt.
₋ Như bạn đã biết, hộc tủ dưới cùng của tủ lạnh là nơi dành để dự trữ rau củ. Bạn nên bọc rau củ nên bằng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ nhỏ trước khi cho vào tủ lạnh. Các loại bọc thực phẩm này giúp rau cũ tươi lâu, lưu giữ được chất dinh dưỡng.
₋ Ngăn trên cùng của cửa tủ lạnh là nơi thích hợp để dự trữ các loại thực phẩm cần nhiệt độ thấp nhưng lại không được đông đá như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới thì để gia vị, cà phê với điều kiện là thực phẩm phải được bảo quản trong hộp, bọc kín.
₋ Thức ăn đã lấy ra khỏi ngăn đá tủ lạnh thì phải sử dụng hết. Nếu thức ăn đã rã đông, bạn không sử dụng hết lại cho vào ngăn đá sẽ dễ sản sinh ra nguy cơ nhiễm độc thực phẩm.
₋ Thức ăn vừa mới cho vào ngăn đá tủ lạnh nên để ở phía trong để nhanh làm lạnh. Thức ăn đã để từ trước bạn nên xếp ra ngoài để sử dụng trước. Bạn nên tránh trường hợp thức ăn mua quá lâu lại để quên trong tủ lạnh.
₋ Thức ăn cần được bảo quản trong hộp hoặc bọc riêng đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh.
₋ Các thức ăn nặng mùi như phô mai, cá, thức ăn khô, các loại trái cây như mít, sầu riêng... nên được bọc kín bằng nilon hoặc đựng trong hộp kín trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản.