Giải phóng ổ cứng trên Macbook đơn giản thế này thôi

5 năm trước -

Nếu như xóa dữ liệu cá nhân là chưa đủ, hãy tham khảo một vài thư mục nằm trong hệ thống hoặc các ứng dụng mà bạn có thể xóa an toàn được giới thiệu trong bài viết này.

lazy_img

1. File đính kèm trong Apple Mail

Ứng dụng Apple Mail lưu lại tất cả tin nhắn và file đính kèm để đọc khi offline và tìm bằng Spotlight. Để xem ứng dụng Mail chiếm bao nhiêu dung lượng, nhấn Shift + Cmd + G trong Finder để mở cửa sổ Go to Folder, tiếp đến nhập ~/Library/Mail rồi nhấn Enter, sau đó nhấn chuột phải vào folder được khoanh đỏ (trong hình dưới) -> chọn Get Info. Nếu thấy dung lượng quá lớn lên đến hàng GB, đã đến lúc xóa các file đính kèm cũ.

lazy_img

Xóa bớt file đính kèm

Trong ứng dụng Mail, click vào một mail bất kỳ rồi chọn Message -> Remove Attachments. Nếu sử dụng tùy chọn này, các file đính kèm bị xóa khỏi Mail cũng sẽ bị xóa khỏi máy chủ. Để thực hiện xóa hàng loạt, hãy tạo một Smart Folder để hiện các mail chỉ chứa file đính kèm, tiếp đến sắp xếp file theo thứ tự dung lượng (Size) rồi xóa file có dung lượng lớn nhất.

lazy_img

Nếu thích, bạn có thể xóa file đính kèm trực tiếp trong thư mục của ứng dụng Mail. Xóa bằng cách này thì file vẫn được giữ trên máy chủ, chỉ là không còn trên máy của bạn mà thôi.

Trước hết, vào thư mục ~/Library/Mail/V6 (trên macOS High Sierra là V5). Chọn một tài khoản email, sau đó vào thư mục của tài khoản đó (được đặt tên theo các ký tự ngẫu nhiên). Tìm thư mục có tên Attachments nằm trong các thư mục có đuôi .mbox, sau đó nhấn chuột phải -> chọn Move to Trash để xóa chúng. Xem ảnh dưới đây để rõ hơn:

lazy_img

Nếu có nhiều tài khoản đăng nhập khác nhau, bạn có thể tìm nhanh thư mục Attachments bằng cách nhập Attachments trên thanh tìm kiếm. Nếu cần, copy chúng ra ổ cứng ngoài để sao lưu trước khi xóa.

Ngăn không cho Mail tự tải file đính kèm về máy

Bạn có thể tắt không cho ứng dụng tự tải về file đính kèm bằng cách vào Mail -> Preferences -> Accounts -> chọn một tài khoản bên cột trái -> chọn Account Information ở cột phải -> chọn None ở phần Download Attachments. Nếu chọn Recent, Mail sẽ tải xuống file đính kèm nhận được trong 15 tháng gần nhất.

lazy_img

2. Bản sao lưu iTunes cũ

Bản sao lưu iPhone, iPad trên iTunes thường chứa rất nhiều thứ, ngoài dữ liệu ứng dụng, hình ảnh còn có mail, các thiết lập mạng, lịch sử cuộc gọi, tin nhắn, danh bạ ưa thích và nhiều thứ khác nên dung lượng của chúng là rất lớn. Khi sao lưu nhiều lần, các bản sao lưu cũ không bị xóa đi mà vẫn còn nằm trong máy nên bạn phải xóa thủ công. Để làm điều này, mở iTunes -> Preferences -> Devices, chọn bản sao lưu cũ nhất (hoặc chọn tất cả nếu thích) rồi nhấn Delete Backup.

lazy_img

Nếu không thấy bản sao lưu nào hoặc muốn xóa thủ công, trong Finder nhấn Shift + Cmd + G rồi vào thư mục sau: ~/Library/Application Support/MobileSync/Backup.

lazy_img

Trong thư mục mới hiện ra, chọn vào folder chưa bản sao lưu cần xóa rồi xóa chúng. Nếu không chắc bản nào cũ nhất, nhìn vào phần Date modified. Lưu ý thoát iTunes trước khi xóa.

Ngoài iTunes, bạn còn có một lựa chọn khác để sao lưu iPhone, iPad của mình là dịch vụ đám mây iCloud với dung lượng miễn phí 5GB.

3. Thư viện iPhoto cũ

Tuy iPhoto đã bị khai tử (thay thế bằng Photos), nhưng quá trình chuyển đổi từ iPhoto sang Photos diễn ra khá chậm. Khi việc chuyển đổi hoàn tất, bạn sẽ thấy 2 thư mục trong máy: một cho iPhoto Library và một cho Photos Library. Hãy chép thư mục iPhoto Library ra ổ cứng ngoài nếu muốn lưu giữ, rồi xóa nó khỏi máy để tiết kiệm dung lượng, không sao cả.

4. Dữ liệu sót lại của ứng dụng sau khi gỡ cài đặt

Để xóa ứng dụng trên macOS, chỉ cần cho chúng vào thùng rác là xong. Tuy nhiên một số file của chúng vẫn còn nằm trên máy như nội dung lưu trong bộ nhớ cache, file thiết lập, plug-in,... Nếu thấy không cần thiết, hãy xóa sạch chúng để tiết kiệm dung lượng.

Trước hết, bạn phải biết vị trí chúng được lưu là ở đâu. Thông thường các file thiết lập nằm trong các thư mục sau:

~/Library/Preferences

~/Library/Application Support/[Tên ứng dụng hoặc nhà phát triển]

~/Library/Containers/[Tên ứng dụng]/Data/Library/Preferences

lazy_img

File cache lưu trong các thư mục sau:

~/Library/Caches

~/Library/Containers/[Tên ứng dụng]/Data/Library/Caches/[Tên ứng dụng]

~/Library/Saved Application State

lazy_img

File trong những vị trí này thường được đặt tên theo đúng quy chuẩn, bao gồm tên nhà phát triển, mã định danh ứng dụng và có đuôi .plist.

5. Driver máy in và máy quét cũ

Những mẫu máy in và máy quét hiện đại tương thích với Mac thường không cần driver cho các tính năng cơ bản. Nếu từng dùng máy in cũ và phải cài driver, bạn có thể xóa nó đi. Vào System Preferences -> Printers and Scanners. Chọn máy in trong danh sách rồi click Remove (dấu trừ).

lazy_img

Để xóa hết những gì còn sót lại, vào thư mục sau: ~/Library/Printers/

6. Bộ nhớ đệm và file nhật ký (log)

Thành phần hệ thống cuối cùng có thể xóa để giải phóng không gian ổ cứng đó là bộ nhớ đệm (cache) và file nhật ký (log). Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng cách này trong trường hợp bất khả kháng, không nên xóa thường xuyên bởi nó có thể khiến máy chạy chậm hơn bình thường.

Trước hết là file log, chúng có thể nằm trong các thư mục sau:

/private/var/log

~/Library/Logs

Lỗi phát sinh liên quan đến bộ nhớ cache là vấn đề khá quen thuộc, cũng là nguyên nhân khiến ứng dụng hoạt động không đúng. Do file cache bị ẩn đi nên khá khó để tìm ra file nào bị lỗi.

lazy_img

Trong trường hợp ấy, xóa bộ nhớ cache là cách giải quyết đơn giản nhất. Sử dụng các phần mềm như Onyx hay CleanMyMac để xóa cache (và cả file log).

Đừng bao giờ xóa file hệ thống lạ

Khi cần giải phóng gấp không gian ổ cứng, hãy kiểm tra từng folder trong bài viết này rồi hãy xóa nếu thấy chúng tốn quá nhiều dung lượng. Luôn luôn sao lưu trước đó để đề phòng bất trắc. Theo MakeUseOf, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy vài folder chiếm rất nhiều dung lượng nhưng không biết nó là gì, tốt nhất đừng động vào chúng để tránh gặp hậu quả đáng tiếc.

Nguồn: VnReview

Có thể bạn cũng thích