Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Khi quần áo vượt mức cho phép của máy giặt, chúng sẽ bị xoắn vào nhau trong thùng giặt khiến kết cấu vải bị thay đổi, nhanh bị giãn và nhăn nhúm. Đồng thời, quần áo sẽ không được giặt đều dẫn đến tình trạng chỗ thì sạch, chỗ thì vẫn còn vết bẩn.
Cố gắng nhét nhiều đồ vào máy giặt chỉ khiến quần áo không được giặt sạch và giảm tuổi thọ thiết bị
Bất kì loại vết bẩn nào bạn cũng “cậy nhờ” chất tẩy là hoàn toàn không nên. Các chất tẩy sẽ khiến sợi vải của quần áo nhanh mủn, thậm chí gây loang màu nếu dùng quá nhiều. Không chỉ thế, nếu bạn có làn da nhạy cảm thì còn dễ bị dị ứng, nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với quần áo có dính hóa chất tẩy rửa. Bạn nên dùng các mẹo tự nhiên để tẩy các chất bẩn hữu cơ trên quần áo.
Những chai hóa chất này sẽ khiến da bạn biểu tình mãnh liệt
Nếu bạn không lấy ngay quần áo đã giặt xong mang ra môi trường khô ráo để phơi, thì chúng rất dễ nảy sinh nấm mốc và mùi khó chịu, đặc biệt là khi thời tiết ẩm ướt. Tốt nhất, sau khi máy giặt báo hiệu đã hoàn thành quá trình giặt, hãy nhanh chóng lấy quần áo ra và phơi ở nơi thoáng mát, có ánh sáng mặt trời.
Quần áo sẽ dễ ẩm mốc nếu bạn "ngâm" quá lâu trong máy giặt
Ngoài ra, khi giặt tay, bạn cũng không nên ngâm quần áo quá lâu trong nước xả vải vì điều này sẽ khiến chúng nhanh bay màu khi phơi ngoài nắng.
Bạn tự hỏi tại sao sau khi giặt xong thì quần áo lại bị rách? Đó chính là do những móc khóa của quần/áo mà bạn không kéo hết gây ra. Hơn nữa, khóa sẽ làm xước thùng giặt cũng như gây tiếng động khó chịu. Hãy nhớ kéo khóa đồ giặt để tránh làm ảnh hưởng đến quần áo khác và máy giặt nhé!
Kéo khóa quần áo trước khi cho vào máy giặt
Khi thời tiết trở nên ẩm ướt, đồ giặt lâu khô hơn bình thường khiến bạn phải dùng đến máy sấy quần áo. Tuy nhiên, lạm dụng điều này không tốt. Các sợi vải sẽ bị giảm sự liên kết trong quá trình sấy khô, khiến quần áo “xuống cấp” một cách nhanh chóng.
Tốt nhất nên phơi khô tự nhiên để giữ được chất vải của quần áo
Bạn cũng cần lưu ý đến quần áo làm từ vải bông nhạy cảm. Chúng chỉ có thể dùng chế độ gió và khô tự nhiên, hơi nóng trực tiếp chính là “kẻ thù không đội trời chung”. Ngoài ra, chất liệu như vải lanh, lụa... cũng dễ bị rút sợi khi gặp nhiệt máy sấy, tạo nếp nhăn cho quần áo.
Nhiều bà nội trợ thường quên việc phân loại đồ trước khi giặt. Nội y không nên giặt lẫn với quần áo thông thường có nhiều bụi bẩn vì dễ gây ra tình trạng nhiễm khuẩn chéo, vi khuẩn từ quần áo này lây sang đồ khác. Tốt nhất, bạn nên cho đồ nhỏ vào túi giặt riêng để giữ “dáng” cho chúng.
Phân loại đồ sẽ không làm mất quá nhiều thời gian của bạn
Điều đặc biệt là bạn không nên để đồ nội y bẩn quá lâu mà nên giặt chúng nhanh nhất có thể. Nếu không vi khuẩn, nấm mốc sẽ có điều kiện phát triển, tàn phá đồ và âm thầm gây bệnh cho bạn.