Bạn rất đam mê chụp ảnh, thích cái cảm giác rong ruổi mọi nẻo đường với chiếc máy ảnh trong tay, ghi lại mọi khoảnh khắc bất chợt của cuộc sống, hay chỉ đơn giản là lưu lại giây phút ý nghĩa bên người thân bạn bè. Thế nhưng liệu mua một chiếc máy ảnh thôi là đủ?
Để chụp được những bức ảnh đẹp bạn cần hiểu rõ về chiếc máy ảnh của mình
Thật ra cách bạn sử dụng các kỹ thuật tinh chỉnh mới giúp tạo ra được một bức hình đẹp. Do đó, Nguyễn Kim sẽ hướng dẫn cho bạn các thuật ngữ thông dụng của máy ảnh, và cách điều chỉnh nó thật tốt. Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu với hai cụm từ "khẩu độ" và "độ sâu trường ảnh" nhé!
Khẩu độ là gì?
Nghe cái tên có vẻ rất kỹ thuật, khó hiểu, nhưng khẩu độ được hiểu nôm na là độ mở của ống kính khi bạn chụp. Đây là một bộ phận khá quan trọng đối với người sử dụng máy ảnh, bởi vì nó điều tiết được lượng ánh sáng đi vào bên trong máy, khi độ mở càng lớn thì lượng ánh sáng vào cảm biến càng nhiều, rất cần thiết khi phải chụp trong điều kiện thiếu sáng.
Khẩu độ là độ mở của ống kính
Khẩu độ ký hiệu bằng chữ "f", thông thường khi nhìn vào ống kính bạn sẽ nhìn ngay được thông số này, ví dụ như: f/2.8, f/4, f/5.6,f/22,...Và chúng ta cần lưu ý rằng, độ lớn khẩu độ tỷ lệ nghịch với lượng ánh sáng lọt vào ống kính, tức là khẩu độ càng lớn thì lượng ánh sáng vào càng ít và ngược lại, nên tránh trường hợp điều chỉnh nhầm lẫn khi chụp bạn nhé!
Khẩu độ càng lớn thì ánh sáng vào càng ít
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh (Depth of Field, viết tắt là DOF) là khoảng cách của vùng lấy nét khi chụp ảnh, hay hiểu đơn giản là khi chúng ta muốn có một bức ảnh xóa phông thì đây là một trong những chức năng của nó. Trong mọi bức ảnh đều luôn có một vùng nhất định của bức ảnh, ở phía trước hoặc phía sau của đối tượng chụp, sẽ xuất hiện trong vùng lấy nét.
Bạn có thể tùy chọn vùng lấy nét cho từng bức ảnh
Một bức ảnh có vùng lấy nét rất nhỏ, khi đó người ta gọi là DoF nông, khi vùng lấy nét rất lớn thì bức ảnh có DoF sâu. Điều chỉnh thông số này chính là cách bạn lựa chọn mức độ rõ nét của đối tượng chụp, và cảnh hậu trường phía sau. Khi DOF nông, đối tượng bạn chọn sẽ rõ nét, nhưng những cảnh khác sẽ được làm mờ đi, còn DOF sâu, thì mọi thứ trong bức ảnh đều được làm rõ nét dù xa hay gần vị trí chụp.
Độ sâu trường ảnh càng lớn thì vùng lấy nét càng lớn
Quan hệ giữa khẩu độ và độ sâu trường ảnh
Khẩu độ và độ sâu trường ảnh có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi bạn điều chỉnh khẩu độ thì cũng có nghĩa là bạn đang thay đổi của độ sâu trường ảnh của ống kính. Khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh (DOF) sẽ càng lớn, tức là sẽ có nhiều điểm hơn trong khung hình được nằm trong khoảng lấy nét và do đó hình ảnh sẽ sắc nét hơn, và ngược lại.
Điều chỉnh khẩu độ thì độ sâu trường ảnh cũng thay đổi theo
Điều chỉnh như thế nào?
Để có một bức ảnh đẹp thì bạn cần biết lựa chọn mức độ nào cho từng khung cảnh nhất định. Không có một công thức cụ thể nào cho bạn dùng để áp dụng khi chụp, tất cả là nhờ vào kinh nghiệm cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên cũng có một vài mẹo nhỏ cho chúng ta, đó là bạn nên sử dụng khẩu độ hẹp, độ sâu trường ảnh lớn, khi chụp ảnh phong cảnh để mọi thứ đều trở nên sắc nét.
Với chụp phong cảnh thì khẩu độ lớn sẽ cho hiệu ứng tốt hơn
Nếu bạn chọn khẩu độ rất rộng, ví dụ f 1.4, thì chỉ có phần trung tâm, tức tiêu điểm, là được lấy nét, các phần còn lại sẽ bị mờ. Do đó, chúng ta nên sử dụng khẩu độ rộng khi chụp chân dung, tĩnh vật,... để giúp chủ đề của bạn nổi bật so với xung quanh. Đây cũng là cách giúp bạn tạo được hiệu ứng xóa phông thần thánh, làm mưa làm gió trong thời gian qua đó.
Muốn chụp xóa phông bạn nên chọn khẩu độ nhỏ
Những thông tin có giúp bạn giải ngố phần nào về chiếc máy ảnh của mình chưa? Cầm máy lên và thực hành ngay thôi nào! Nếu bạn chưa sắm cho mình một chiếc, thì hãy liên hệ ngay với Nguyễn Kim qua số hotline 1900 1267 (nhấn phím 1) để biết thêm thông tin chi tiết. Chúc bạn sớm trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, và đừng quên đón đọc tiếp phần 2 nhé!
>>>>> Phần 2: Tốc độ màn trập.
Bài: Kim Chi - S