Hướng dẫn nhận biết và phòng ngừa điện thoại bị nghe lén

7 năm trước -

Không khó để nhận biết được điện thoại của mình có bị nghe lén hay không. Hãy quan sát và chú ý những đặc điểm sau:

Cảnh giác điện thoại bị nghe lén

Nhiệt độ của pin

Điện thoại chỉ nóng lên khi bị sử dụng quá nhiều. Nếu sờ vào điện thoại sau một lúc không sử dụng mà pin vẫn nóng lên thì chứng tỏ là có ai đó đã thay bạn sử dụng điện thoại.

Điện thoại nhanh hết pin

Nếu như thời lượng bạn sử dụng điện thoại vẫn không có gì thay đổi, mà đột nhiên pin lại hết nhanh, phải sạc liên tục thì rất có thể máy đã bị nghe lén, bởi những máy này liên tục phải làm việc, dù bề ngoài có vẻ như nó đang được “nghỉ ngơi”.

Hãy sử dụng ứng dụng BatteryLife LX hoặc Battery LED dành cho iPhone để kiểm soát tốc độ hết pin (nhưng dấu hiệu này cũng không nhất thiết đúng, đặc biệt là với những điện thoại đã dùng hơn 1 năm).

Điện thoại nhanh hết pin cũng là một trong những dấu hiệu bạn cần quan tâm

Máy lâu tắt

Khi tắt máy thấy máy tắt chậm, có ánh sáng đèn nền, nóng trong một thời gian dài, hoặc máy không chịu tắt, là máy điện thoại đã bị theo dõi. Cần phải chú ý đến những dấu hiệu bất thường của máy.

Máy có biểu hiện lạ

Nếu đột nhiên thấy đèn nền sáng, máy tự cài đặt ứng dụng, tự tắt máy… là máy có thể đang bị điều khiển từ xa, hoặc do nhiễu khi truyền tải dữ liệu.

Có tiếng động lạ

Những tiếng động lạ có thể là do môi trường xung quanh, do nhiễu khi kết nối, nhưng cũng có thể là máy đang bị nghe lén. Nếu như nghe thấy tiếng động từ máy khi bạn không sử dụng máy thì chắc chắn có vấn đề nghiêm trọng.

Nhiễu

Khi bạn không sử dụng điện thoại mà nó vẫn bị nhiễu thì có nghĩa là máy của bạn đang bị nghe lén. Tuy nhiên không phải tất cả những biểu hiện trên đều chứng tỏ máy điện thoại đang bị nghe lén, nhưng nhưng dấu hiệu này rất đáng lưu tâm, hãy nhờ tới chuyên gia công nghệ rà quét kiểm tra máy điện thoại.

Biện pháp 1:

Bạn có thể khôi phục cài đặt gốc (Factory Reset) để xóa hoàn toàn những phần mềm nào không có tên trong bản gốc. Việc thực hiện chẳng có gì phức tạp, với Android, có các bước cơ bản sau: vài mục Thiết lập (Settings), chọn "Sao lưu và đặt lại" rồi chọn tiếp "Khôi phục cài đặt gốc". Tất nhiên, trình tự và thủ thuật sẽ có khác biệt tương đối ở những sản phẩm khác nhau. Trước khi thực hiện động tác này, bạn cần sao lưu lại dữ liệu mà bạn cần trên điện thoại.

Biện pháp 2:

Cài các phần mềm bảo mật cho điện thoại

Cài các phần mềm bảo mật, như kiểu diệt virus trong máy tính. Bạn có thể cài lên máy chương trình bảo vệ do nhà mạng cung cấp. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng ứng dụng Fire Eyes, một công cụ giúp phát hiện hiệu quả các phần mềm gián điệp APT.

Một điểm quan trọng nữa là người dùng di động tránh lạm dụng các ứng dụng miễn phí, không rõ nguồn gốc. Bởi rất nhiều phần mềm gián điệp được ẩn dưới danh nghĩa một ứng dụng nào đó, khi cài đặt, chủ thiết bị đã vô tình mang chúng xâm nhập vào.

Tuy nhiên, quan trọng nhất, bạn phải biết cách bảo vệ chiếc điện thoại thân yêu của mình: cài đặt mật khẩu, hạn chế để người khác cầm hoặc sử dụng điện thoại của mình...

Nguồn: Kiến Thức

Có thể bạn cũng thích