Hướng dẫn xài máy ảnh (P2): Tốc độ màn trập

7 năm trước -

Đã cầm trên tay một chiếc máy ảnh thì không phân biệt bạn là dân nghiệp dư hay nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, điều phải hiểu rõ 3 thuật ngữ quan trọng: Khẩu độ, độ nhạy sáng và tốc độ màn trập thì mới có thể tạo ra được một hình đẹp. Ở phần một chúng ta đã làm quen với khẩu độ và độ sâu trường ảnh, hôm nay Nguyễn Kim sẽ tiếp tục với những điều cơ bản về tốc độ màn trập nhé!

Màn trập là gì?

Trước khi tìm hiểu tốc độ màn trập là gì, chúng ta cần nên biết màn trập là gì. Đây là một bộ phận rất quan trọng của máy ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến. Nó có hai loại, một nằm trong ống kính, nó thường kiêm luôn vai trò khẩu độ. Khi bạn nhấn nút chụp, vòng các lá thép mở ra theo kích thước khẩu độ để ánh sáng đi vào bộ cảm biến, sau đó đóng lại sau thời gian đã được ấn định, kết thúc việc lộ sáng.

Màn trập ống kính kiêm luôn là khẩu độ

Màn trập ống kính kiêm luôn là khẩu độ

Loại thứ hai là màn trập nằm trong thân máy, gồm hai màn đen bằng nhiều lá thép kết hợp xếp chồng khít lên nhau để cản sáng. Khi bấm nút chụp, tấm thứ nhất dịch chuyển sang một bên để lộ mặt bộ cảm biến ra ánh sáng, sau khoảng thời gian ấn định thì tấm thứ hai dịch chuyển theo tấm thứ nhất che kín mặt bộ cảm biến lại, kết thúc việc lộ sáng.

Màn trập trên thân máy gồm hai màn đen

Màn trập trên thân máy gồm hai màn đen

Tốc độ màn trập là gì?

Bạn nên biết rằng bức ảnh tối hay sáng, mờ hay nét, chủ thể tĩnh hay động tất cả đều phụ thuộc vào tốc độ màn trập, vậy nó là gì? Nói một cách đơn giản thì tốc độ màn trập chính là khoảng thời gian màn trập mở ra để cho ánh sáng vào trong cảm biến. Và nó được tính bằng giây hoặc phần của một giây, ví dụ như 1/1000s, 1/800s, 1/250s, 1/60s,... mẫu số càng lớn thì tốc độ đóng mở màn trập càng nhanh, lượng ánh sáng vào càng ít.

Tốc độ màn trập được tính bằng phần giây

Tốc độ màn trập được tính bằng phần giây

Điều gì xảy ra khi thay đổi tốc độ màn trập?

Mỗi khi chúng ta thay đổi tốc độ màn trập đồng nghĩa việc điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến, do đó độ sáng tối của hình cũng thay đổi theo. Với tốc độ chậm, màn trập mở ra lâu hơn thì hình ảnh sáng hơn khi điều chỉnh ở tốc độ nhanh. Điều quan trọng là bạn phải biết điều chỉnh dựa vào điều kiện môi trường xung quanh, ở những nơi có ánh sáng mạnh thì không nên để tốc độ màn trập quá chậm sẽ làm hình bị quá chói, bể nét.

Tốc độ quá chậm thì hình dễ bị chói

Tốc độ quá chậm thì hình dễ bị chói

Nếu bạn muốn chụp chủ thể đang chuyển động thì thay đổi tốc độ màn trập cũng khiến cho tấm hình bạn chụp được có ý nghĩa, hiệu ứng khác nhau. Bạn có thể cho người nhìn cảm nhận được chủ thể  của hình ở trạng thái tĩnh hay động thông qua các điều chỉnh tốc độ màn trập. Tốc độ càng nhanh thì chúng ta càng bắt kịp lại chuyển động của đối tượng chụp một cách rõ nét nhất, và ngược lại.

Thay đổi tốc độ màn trập hình ảnh chuyển động khác biệt

Thay đổi tốc độ màn trập hình ảnh chuyển động khác biệt

Mách nhỏ cho bạn

Muốn điều chỉnh được tốc độ màn trập thì bạn cũng nên biết rằng chúng đang nằm ở đâu trên máy ảnh đúng không nào? Chúng ta có hai lựa chọn, một là điều chỉnh bằng tay (ký hiệu M), hoặc là chế độ ưu tiên màn trập  (ký hiệu Tv trên máy Canon, S trên máy Nikon). Khi chọn ưu tiên màn trập thì khi bạn điều chỉnh tốc độ, máy sẽ tự động điều chỉnh khẩu độ thích hợp để bức hình có ánh sáng chuẩn xác nhất.

Chế độ ưu tiên màn trập ký hiệu Tv trên máy Canon

Chế độ ưu tiên màn trập ký hiệu Tv trên máy Canon

Vào ban đêm, hay những nơi thiếu sáng, chúng ta nên chọn tốc độ màn trập chậm hơn, hay nói cách khác là sử dụng kỹ thuật phơi sáng, để cảm biến tích lũy được lượng ánh sáng nhiều hơn. Ngoài ra, bạn nên thử kèm theo các dụng cụ hỗ trợ như đèn pin, nến,... để gia tăng ánh sáng khi phơi sáng. Từ đây, bạn có thể thoải mái hô biến ban đêm thành ban ngày ngay trong bức hình mình chụp được rồi nhé!

Thực hiện phơi sáng cho bức ảnh tuyệt đẹp

Thực hiện phơi sáng cho bức ảnh tuyệt đẹp

Nếu bạn muốn "đóng băng chuyển động" của chủ thể đang chuyển động, thì lời khuyên tốt nhất cho bạn là điều chỉnh tốc độ màn trập nhanh. Ví dụ như tốc độ 1/500s máy sẽ đóng băng chuyển động của các vận động viên, tăng lên 1/1000s thì bắt được chuyển động của xe máy hay xe hơi đang chuyển động trên đường. Nhưng đôi khi với tốc độ chậm, ảnh mờ ảo chút xíu lại tạo sự chuyên động thú vị cho chủ thể tấm ảnh đó bạn.

Chụp đống băng chuyển động với tốc độ nhanh

Chụp đống băng chuyển động với tốc độ nhanh

Bạn ấn tượng với hình ảnh những thác nước chảy xuống như dải lụa, hay mặt nước bốc khói bồng bềnh như mây? Điều giúp chúng ta chụp được một bức hình như vậy là chỉnh máy ảnh có tốc độ màn trập chậm lại ở một giây hoặc chậm hơn. Tuy nhiên khi để ở tốc độ chậm hình ảnh rất dễ bị mờ do máy bị rung lắc, nên để có hiệu ứng tốt nhất thì bạn nên cài tốc độ gấp đôi chỉ số tiêu cự, hoặc dùng chân máy để cố định nhé!

Hiệu ứng hình ảnh ảo diệu hơn khi thay đổi tốc độ màn trập

Hiệu ứng hình ảnh ảo diệu hơn khi thay đổi tốc độ màn trập

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu được một số thông tin cơ bản về tốc độ màn trập rồi! Bạn hãy lấy máy ảnh ra để thực hành ngay nào. Nếu vẫn chưa có một em máy ảnh cho riêng mình, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm tại Nguyễn Kim. Muốn biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ qua số hotline 1900 1267 (nhấn phím 1) để được tư vấn.

Bài: Kim Chi - S

Có thể bạn cũng thích