Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Nguyên nhân chính dẫn tới việc mạng Internet Việt Nam đi quốc tế bị ảnh hưởng nặng tới vậy là do cùng lúc có tới 3 đường cáp quang biển "huyết mạch" được đồn rằng đã bị “cá mập cắn”. Người dùng mạng tại Việt Nam chỉ còn biết trông chờ vào tuyến cáp biển SEA-ME-WE 3, cũng như các tuyến cáp đất liền nối với Campuchia, Lào và Trung Quốc. Giả dụ, nếu một trong những tuyến cáp còn lại không may bị... đứt nốt thì sẽ như thế nào?
Liệu có phải do cá mập đã "xử" những tuyến cáp quang kia chăng?
Thông tin gây xôn xao mấy ngày qua chính là tuyến cáp quang biển APG vừa đưa vào sử dụng tháng 12/2016 bị 2 sự cố đồng thời ngày 31/12/2016 (tại Singapore và Chongming - Trung Quốc) dẫn tới mất lưu lượng đi Singapore. Và được thông báo sẽ khắc phục xong vào ngày 23/1.
Và tương tự, tuyến AAG cũng gặp sự cố vào ngày 8/1/2017 dẫn tới mất lưu lượng từ Việt Nam Hong Kong, Singapore và Mỹ. Dự kiến sẽ sửa chữa xong vào ngày 28/1 tức mồng 1 Tết Nguyên Đán.
Thế nhưng chưa dừng lại tại đó, nếu mạng Internet đã quá chậm vì 2 tuyến cáp trên bị đứt thì tuyến cáp IA cũng chính thức bị lỗi tại nhánh đi Hồng Kông vào ngày 10/1/2017. Tuy nhiên, các chuyên gia đã nhanh chóng cấu hình lại nguồn ngay trong ngày nên đã hoạt động trở lại.
Nhưng rất không may vào 16:15 ngày 11/1/2017 lại phát hiện tiếp lỗi rò rỉ nguồn tại nhánh đi Singapore. Và lịch sửa chữa vẫn chưa được thông báo rộng rãi. Viettel là doanh nghiệp duy nhất tham gia khai thác tuyến cáp quang này tại Việt Nam vì thế người dùng mạng cáp quang Viettel chắc hẳn sẽ có tâm trạng "nhìn cái máy tính xách tay thật chướng mắt" vì tải mãi vẫn không xong 1 trang web.
Việt Nam hiện có 4 tuyến cáp quang biển đi quốc tế:
"Đường đi" của tuyến cáp quang biển APG
APG hay còn gọi là Asia Pacific Gateway (APG) là một hệ thống cáp quang ngầm kết nối Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Đài Bắc, Thái Lan, Việt Nam và Singapore. Tuyến cáp quang này được thiết kế dài khoảng 10.400 km. Lưu lượng đáp ứng được 54,8 Terabit/s. Đây là tuyến cáp được xây dựng bởi tập đoàn APG bao gồm Facebook và 11 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu trong khu vực.
Tuyến cáp quang biển AAG trải dài qua các nước
AAG là tuyến cáp quang biển được đưa vào hoạt động từ tháng 11/2009 có tổng chiều dài 20.000 km và tổng lưu lượng lên đến 2 Terabit/s với vốn đầu tư 560 triệu USD. Tuyến AAG kết nối các điểm tại Malaysia, Singapore, Thái Lan, Bruney, Việt Nam, Philippinnes, Hồng Kông, Mỹ, Hawaii Mỹ... và cập bờ Việt Nam ở Vũng Tàu, nằm trong đoạn S1 có chiều dài 314 km.
Hệ thống của tuyến cáp quang biển IA
Tuyến cáp quang biển Liên Á - IA được chính thức đi vào hoạt động từ tháng 11/2009, có tổng chiều dài 6.800km, nối liền Việt Nam, Singapore, Philippines, Hồng Kông, Nhật Bản. Tuyến cáp quang này có mức đầu tư ban đầu 200 triệu USD và được thiết kế với lưu lượng toàn tuyến đạt 320 Gb/s.
Tuyến cáp quang Biển SEA-ME-WE 3 mà bị đứt thì bạn sẽ phải ngưng mọi hoạt động liên quan đến Internet quốc tế
Tuyến cáp quang SEA-ME-WE 3 hay còn gọi là tuyến cáp quang Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu 3 là một hệ thống cáp quang ngầm viễn thông kết nối những khu vực và dài nhất trên thế giới, hoàn thành vào cuối năm 2000 với lưu lượng 320 Gb/s. Hệ thống này được xây dựng bởi France Telecom và China Telecom, được quản lý bởi SingTel, một nhà điều hành mạng viễn thông thuộc sở hữu của Chính phủ Singapore.
Theo phân tích trên, chỉ còn tuyến cáp biển SEA-ME-WE 3, cũng như một số các tuyến cáp đất liền nối với Campuchia, Lào và Trung Quốc là giúp chúng ta “cầm cự” vào giờ phút này. Nếu không may những tuyến cáp còn lại này không thể “trụ vững” nữa thì viễn cảnh Internet quốc tế nói không với Tết Đinh Dậu là hoàn toàn có thể xảy ra.