Lầm tưởng này đang giết chết pin điện thoại của bạn đấy!

5 năm trước -

Nhiều người cho rằng nhiệt độ quá nóng sẽ khiến điện thoại trở nên bất ổn, nên cách giải quyết của họ là bỏ điện thoại vào tủ lạnh đợi cho nó nguội lại. Tuy nhiên, sự thật là nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có thể rút ngắn tuổi thọ pin của thiết bị.

Pin Lithium-ion

Hầu hết điện thoại hiện nay đều sử dụng một loại pin có tên là Lithium-Ion (đôi khi viết tắt là Li-ion). Đây là công nghệ pin phổ biến nhất được tìm thấy trong các thiết bị có thể sạc lại.

Pin Li-ion có những lợi thế nhất định đó là sạc khá nhanh và không cần phải hết pin trước khi sạc lại. Thực tế, bạn tốt nhất nên sạc khi điện thoại ở mức 20% hơn là để điện thoại tắt nguồn rồi mới sạc.

lazy_img

Bên trong pin Lithium-ion là các tấm kim loại hình chữ nhật, được bao quanh bởi các hóa chất. Khi điện áp chạy qua các tấm kim loại đó, nó kích thích các electron bên trong pin, chúng bắt đầu nảy khắp nơi. Sự tương tác giữa các tấm kim loại và hóa chất lúc này tạo ra năng lượng điện, sau đó lưu trữ bên trong pin để cung cấp năng lượng cho điện thoại.

Các hóa chất bên trong pin làm cho chúng cực kỳ nhạy cảm với nhiệt độ. Vì vậy, khi pin gặp nhiệt độ nóng rực hoặc lạnh cóng, các hóa chất bị hao mòn nhanh hơn.

lazy_img

Pin Lithium-ion khi gặp nhiệt độ cao

Ở nhiệt độ cao như nắng trực tiếp hoặc trong cốp xe, pin có thể bị quá nóng và làm hỏng các thành phần khác bên trong điện thoại. Chuyển động của các electron vốn đã tạo ra nguồn nhiệt của riêng nó, vì vậy khi thêm một nguồn nhiệt bên ngoài như mặt trời, nhiệt độ có thể vượt khỏi tầm kiểm soát.

Điện thoại sẽ sập nguồn và chuyển sang chế độ tự bảo vệ. Trong một vài trường hợp sẽ dẫn đến cháy nổ.

lazy_img

Pin Lithium-ion khi gặp nhiệt độ thấp

Trong thời tiết cực lạnh như nhiệt độ tủ lạnh sẽ khiến các electron quá lạnh để có thể bị kích thích. Mọi thứ trở nên chậm lại và các hóa chất không thể hoạt động bình thường. Chúng không có đủ năng lượng để phản ứng trong môi trường khắc nghiệt.

lazy_img

Theo Đại học Pin (Vancouver), nhiệt độ lạnh làm tăng điện trở bên trong và làm giảm công suất của pin Li-ion. Cụ thể, họ ước tính rằng ở nhiệt độ -18 độ C, một Li-ion chỉ có thể cung cấp 50% công suất. Trong mùa đông vừa qua, Polar Vortex đã thực hiện thí nghiệm cho thấy pin của một chiếc iPhone được để ngoài trời đã giảm 14% chỉ sau 30 phút, trong khi một chiếc điện thoại giống hệt trong nhà chỉ giảm 1%.

lazy_img

Nên để pin nóng hay lạnh?

Nhìn chung để điện thoại trong môi trường quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến pin của nó. Pin ở nhiệt độ cao sẽ nhanh hỏng hơn là nhiệt độ thấp, thậm chí còn dẫn đến cháy nổ.

lazy_img

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc giữ pin ở môi trường mát mẻ (không bị đóng băng) không những không gây hại mà còn được cho là làm giảm tốc độ xả của pin. Đó lý do nhiều người dùng bỏ điện thoại đang nóng vào tủ lạnh. Nhưng khi áp dụng cách này, hãy đặc biệt lưu ý, bạn chỉ có thể cho điện thoại vào tủ lạnh trong khoảng 1 - 2 phút để cấp cứu cho nó, không thể để trong thời gian dài.

Có thể bạn cũng thích