Lý do nồi cơm điện "dở chứng" nấu cơm không chín

7 năm trước -

Quy trình nấu cơm bằng nồi cơm điện của bạn vẫn diễn ra như thường ngày nhưng kết quả cơm lại bị sống. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến bữa ăn cũng như thời gian của chính bạn. Đừng lo lắng, hãy tham khảo ngay bài viết sau để tự mình “bắt mạch” xem nồi cơm điện gặp vấn đề gì nhé!

Lượng nước quá ít

Có thể do hôm nay bạn nấu lượng gạo nhiều hơn nhưng lại quen tay cho lượng nước như thường ngày, điều này dẫn đến việc không tương ứng giữa 2 thành phần, khiến gạo không hấp thụ đủ nước và nhiệt để nở, dẫn đến kết quả cơm bị sống hay sượng. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra, rút kinh nghiệm lượng nước cho lần sau và xét với tỉ lệ tối thiểu là 1 chén gạo, 1 chén nước.

Lượng nước quá ít hay do bạn đổi sang loại gạo khác không quen cách nấu cũng có thể khiến cơm bị sống

Lượng nước quá ít hay do bạn đổi sang loại gạo khác không quen cách nấu cũng có thể khiến cơm bị sống

Lượng gạo nhiều hơn so với dung tích nồi

Nồi cơm điện nào cũng được trang bị một dung tích nhất định. Khi bạn nấu quá nhiều gạo, vượt mức dung tích quy định thì dĩ nhiên cơm sẽ không thể chín, bị sượng và sống lớp trên cùng. Đó là lý do khi chọn lựa nồi cơm điện, bạn cần xác định dựa trên nhu cầu cũng như số thành viên gia đình. Nếu nhà đông người thì nên chọn loại trên 2 lít (cho gia đình trên 6 người) để gạo có không gian chín nở.

Chỉ nên nấu cơm ở mức vừa phải, không vượt quá dung tích cho phép của nồi cơm điện

Chỉ nên nấu cơm ở mức vừa phải, không vượt quá dung tích cho phép của nồi cơm điện

Đáy nồi bị cong vênh

Gạo muốn chín thì lòng nồi cơm điện phải tiếp xúc đều với mâm nhiệt để truyền nhiệt lên gạo. Nếu đáy của lòng nồi bị móp méo, cong vênh thì cơm nấu cũng sẽ bị sượng sống, chín không đều. Vấn đề này không có cách khắc phục nào khác bằng việc đổi trả nếu còn trong thời hạn bảo hành, hoặc sắm sửa nồi cơm điện mới.

Phát hiện đáy nồi cơm điện bị cong vênh cần xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến việc nấu cơm

Phát hiện đáy nồi cơm điện bị cong vênh cần xử lý kịp thời để tránh ảnh hưởng đến việc nấu cơm

Rơ le nhiệt của nồi bị hỏng

Khi rơ le nhiệt hỏng, nồi cơm điện sẽ nhảy nút lên nút “Warm” trước khi cơm chín. Đối với trường hợp này, bạn cần liên hệ trung tâm bảo hành để thay mới rơ le. Tốt nhất nếu không có chuyên môn thì bạn đừng tự sửa vì sẽ khiến hỏng cả nồi cơm điện.  

Không nên tự thay rơ le nếu bạn không có chuyên môn

Không nên tự thay rơ le nếu bạn không có chuyên môn

Do dây điện và điện nguồn

Dù đã cắm điện nồi cơm điện nhưng đèn không sáng, hoặc có sáng nhưng lại không nóng, hay chỉ hơi âm ấm, thì điều này có thể xuất phát từ công tắc của nồi hoặc cầu chì bị hỏng. Bạn nên đưa nồi đi bảo hành để được kiểm tra, sửa chữa.

Sửa chữa ngay khi phát hiện nồi cơm có sự cố để bữa cơm của gia đình bạn luôn được thơm ngon

Sửa chữa ngay khi phát hiện nồi cơm có sự cố để bữa cơm của gia đình bạn luôn được thơm ngon

Thói quen xấu ảnh hưởng đến chất lượng nồi

Các thiết bị nhà bếp giúp ích rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày, nhưng nếu bạn không biết cách sử dụng và có những thói quen xấu sẽ vô tình khiến chúng hỏng, nồi cơm điện cũng không ngoại lệ. Những hành động như: ấn “Cook” nhiều lần để tạo cơm cháy, không lau khô phần nước bám xung quanh nồi trước khi đặt trên mâm nhiệt, đặt nồi bằng một tay… sẽ tác động đến nồi cơm điện, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả hơn, gây hư hỏng rơ le làm cơm bị sống hoặc khét khi nấu.

Tốt nhất chỉ nên chọn

Tốt nhất chỉ nên chọn "Cook" 1 lần để cơm chín đều

Có thể bạn cũng thích