Mốc son lịch sử - Tìm hiểu về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Ngày Giải Phóng Thủ Đô là một đại sự kiện mang tính quyết định trong lịch sử Việt Nam. Ngày này đánh dấu kết thúc chuỗi Chiến tranh Đông Dương với chế độ thực dân Pháp tại Thủ đô Hà Nội. Được tôn vinh là ngày lễ Quốc Gia đáng quý ở Việt Nam, vậy bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải Phóng Thủ Đô là gì?
Bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải Phóng Thủ Đô là gì?
>> Xem ngay:
Nghỉ 30/4 và 1/5 năm 2023: Nghỉ lễ liên tục 5 ngày
Tháng 10 Có Ngày Lễ Gì? Tổng Hợp 15+ Ngày Lễ, Sự Kiện Tháng 10
Bối cảnh lịch sử Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Sau đại thắng của trí tuệ và lòng dân Việt Nam 1954 - Trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ được ký kết và việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương bắt đầu có hiệu lực. Nhờ vào tinh thần bất khuất và quá trình đấu tranh anh dũng của nhân dân, hai ngày 30/09/1954 và 02/10/1954 Hội đồng Chính phủ, và Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội chính thức tiếp quản việc quản lý Thành phố Hà Nội theo nghị quyết ngày 17/09/1954.
Hội đồng Chính phủ, và Ủy ban quân chính thành phố Hà Nội chính thức tiếp quản việc quản lý Thành phố Hà Nội
Mặc dù chiến tranh được cho là đã chấm dứt và việc tiếp quản Thành phố Hà Nội đã được thực thi, nhưng các đơn vị quân đội ta vẫn luôn phải duy trì trạng thái cảnh giác đối với các mưu đồ bất chính của bọn phá hoại (bọn thực dân). Sáng ngày 08/10/1954, các đơn vị quân đội Việt Nam đã chia lực lượng quân lính thành nhiều tuyến đường để tiến vào nội thành thủ đô và tỏa nhánh đi khắp nơi trong thành phố vào ngày hôm sau.
Quân đội Việt Nam đã chia thành nhiều tuyến đường để tiến vào nội thành thủ đô
Từng bước tiến vào nội thành, các đơn vị quân đội Việt Nam dần tiếp quản các căn cứ quan trọng trong thành phố như Nhà Ga, Phủ Toàn quyền, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, và Phủ Thống sứ. Sau khi quân đội Liên hiệp Pháp rời khỏi, quân đội Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát và giành được độc lập trên đất Hà Nội. Không khí hân hoan chào mừng sự giải phóng bao trùm cả thủ đô “cờ đỏ sao vàng”, quốc kỳ bay phấp phới và được treo khắp nơi, niềm vui giải phóng tràn đầy trong lòng quân, dân Việt Nam sau 9 năm rồng đấu tranh tái chiếm lại thủ đô.
Quân đội Việt Nam dần tiếp quản các căn cứ quan trọng
Sáng ngày 10-10-1954, Thiếu tướng Vương Thừa Vũ cùng bác sĩ Trần Duy Hưng dẫn đầu đoàn xe diễu hành đầu tiên cùng với những lời tung hô khắp Thủ đô Hà Nội chào đón Ngày Giải Phóng Thủ Đô. Với không khí tự hào và hân hoan, người dân hò reo cùng cờ, hoa, ảnh Bác Hồ và dân xếp thành đội ngũ trật tự dọc theo đoàn xe. Đây được xem là những hình ảnh khắc ghi vào tim trong lịch sử Việt Nam về Ngày Giải phóng Thủ Đô oanh liệt.
Thiếu tướng Vương Thừa Vũ cùng bác sĩ Trần Duy Hưng dẫn đầu đoàn xe diễu hành đầu tiên
Hàng trăm nghìn người dân phấn khích tham dự Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ. Hòa vào không khí hò reo đầy niềm vui của nhân dân ta, Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đã trọng thể đọc lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắn nhủ lời chúc đến đồng bào nhân Ngày Giải Phóng Thủ Đô vào lúc 15 giờ ngày 10/10/1954.
Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính tổ chức tại sân vận động Cột Cờ
>> Xem thêm:
Tháng 9 Có Ngày Lễ Gì? 13 Sự Kiện, Ngày Kỷ Niệm Tháng 9 Trong Và Ngoài Nước
Ngày Nhà Giáo Thế Giới 5/10: Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Lời Chúc, Quà Tặng
Lịch Nghỉ Lễ Quốc Khánh 2/9 Năm 2023 Được Nghỉ Bao Nhiêu Ngày?
Ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 đã được thành lập khi Việt Minh dưới sự chỉ đạo tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành được độc lập và tự do ở Hà Nội dưới tay của ách thống trị tàn ác thực dân Pháp sau gần 1 thập kỷ gian truân và đẫm máu. Ngày Giải Phóng Thủ Đô có ý nghĩa như sau:
- Sự kiện đánh dấu sự chấm dứt ách thống: Ngày Giải phóng Thủ đô mở ra thời kỳ mới cho miền Bắc Việt Nam, chấm dứt chuỗi Chiến Tranh Đông Dương của ách đô hộ thực dân Pháp. Là một bước ngoặt quyết định trong cuộc đấu tranh giành độc lập và tự do của Việt Nam.
- Mốc son quan trọng: Ngày Giải phóng Thủ đô được chọn làm ngày lễ quốc gia để tôn vinh tinh thần đoàn kết và quả cảm của nhân dân ta. Một ngày kỷ niệm đáng nhớ và lưu truyền mãi cho thế hệ sau để khắc ghi công ơn của ông cha oanh liệt như thế nào.
- Tân thời phát triển: Một kỷ nguyên mới được hình thành tại đất Việt - nơi nhân dân có thể tự quyết định vận mệnh của mình và tham gia vào việc xây dựng một xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nước ta bắt đầu vào công cuộc kiến thiết đất nước sau cuộc chiến này. Chính sách đổi mới phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam từ đó đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải Phóng Thủ Đô
>>> Xem thêm:
Tết Nguyên Đán Là Gì? Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Ngày Tết Nguyên Đán
[MỚI] Đề Xuất 2 Phương Án Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024
Các tác phẩm nghệ thuật tôn vinh Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Bên cạnh việc tưởng nhớ bằng lễ kỷ niệm, sự kiện nổi bật nhất tháng 10 là Ngày Giải Phóng Thủ Đô thì có hàng vạn, hàng trăm bài ca, bài thơ, hình ảnh và những thước phim tư liệu quý giá về sự kiện này nhằm khắc ghi mãi mãi công lao to lớn của người chiến sĩ Cách mạng ngày ấy. Cùng Nguyễn Kim điểm qua nhé!
>>> Xem thêm:
Còn Bao Nhiêu Ngày Nữa Đến Tết 2024? Đếm ngược Tết Nguyên Đán 2024
[Mới Nhất] Tết Nguyên Đán 2024 Được Nghỉ Mấy Ngày?
Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1/10: Lịch Sử, Ý Nghĩa Và Chủ Đề Năm 2023
Những giai điệu hoan ca bất hủ về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Top list 6 bài hát về Ngày Giải Phóng Thủ Đô đậm chất hào hùng:
- Sẽ về Thủ đô - NSƯT Đăng Dương
- Tiến về Hà Nội - Quang Lý
- Hướng về Hà Nội - Ánh Tuyết
- Bài ca Hà Nội - Trọng Tấn
- Hà Nội niềm tin và hy vọng - Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn
- Hà Nội ngày tháng cũ - Ngọc Hạ
Những giai điệu hoan ca bất hủ về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
>>> Xem thêm:
Giáng Sinh Là Ngày Nào? Phân Biệt Đêm 24 Và Ngày 25 Trong Lễ Giáng Sinh
Ngày 5/5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày 1/6 là ngày gì? Nguồn gốc, ý nghĩa ngày Quốc tế Thiếu nhi
Những bài thơ hào hùng về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Nếu âm nhạc làm hân hoan Ngày Giải Phóng Thủ Đô thì thơ ca tuy mang giọng điệu êm dịu nhưng cũng không kém phần oanh liệt khi các ngòi bút trứ danh thể hiện qua tác phẩm của mình như:
Bài thơ: Cảm xúc tháng 10
Tác giả: Tạ Hữu Yên
Sáng tác năm: 1974
Không thể nói trời không trong hơn
Và mắt em xanh khác ngày thường
Khi đoàn quân kéo về mùa thu ấy
Nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường
Mẹ đứng hàng đầu rưng rưng nước mắt
Xốn xang mẹ thường gọi các con
Anh chiến sĩ mến thương nhìn mẹ
Nghe niềm vui ấm cả tâm hồn
Đêm, cái đêm rút quân qua gầm cầu
Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại
Sóng sông Hồng vỗ bờ hát mãi
Đỏ niềm tin là khúc khải hoàn ca
Một sớm thu trong đất thắm sao vàng
Năm cửa ô xòe năm cánh rộng
Đoàn quân về nhấp nhô như sóng
Những ngôi nhà dường muốn cao thêm
Tháng Mười ấy là khúc ca say
Khúc ca mở những chiến công đầy
Ôi Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
Nghìn năm vẫn một trái tim này.
>>> Xem thêm:
Bài thơ: Hà Nội yêu dấu
Tác giả: Thái Hưng
Ai về Hà Nội xa xôi,
Xin cho nhắn gửi giùm tôi đôi lời.
Thăng Long mến mộ muôn đời,
Hồng Hà, Yên Phụ của thời tuổi thơ.
Những chiều hè đẹp như mơ,
Hồ Gươm phượng đỏ nguồn thơ chúng mình.
Thu sang vàng thắm duyên tình,
Cổ Ngư sánh bước bóng hình song đôi.
Từ ngày xa cách chia phôi,
Kẻ Nam người Bắc thương ôi não nề.
Lòng luôn khao khát ngày về,
Viễn du khắp xứ đam mê sông hồ.
Ra đi xây đắp cơ đồ,
Tìm tòi học hỏi cơ hồ giúp dân.
Đời người như thể phù vân,
Làm sao cho xứng con dân Lạc Hồng?
Thân trai thỏa chí tang bồng,
Vẻ vang Nước Việt, con Rồng cháu Tiên.
Con tim nhỏ máu lòng điên,
Tình quê lưu luyến, triền miên thương sầu.
Tóc xanh nay đã bạc màu,
Hội Lim, Kinh Bắc, sông Cầu làng xưa.*
Nhớ thương mắt lệ thu mưa,
Tuổi ngoài tám chục, ai đưa bây giờ?
Trời Thu lành lạnh sương mờ,
Tình thơ gửi gió và nhờ mây đưa.
Ngoài song lá rụng như mưa,
Lòng luôn nhớ bạn trường xưa thuở nào.
Thu sang càng nhớ dạt dào,
Hồ Gươm, Thê Húc, hàng Đào, hàng Ngang.
Tràng Tiền dạo phố thênh thang.
Hàng Đường, hàng Mã, bày “Hàng Trung Thu”.
Nhớ ngày kháng chiến biên khu,
Lạng Sơn, Bắc Kạn âm u sương mờ.
Thủ Đô giải phóng mong chờ,
Ngày về thả bộ quanh bờ Hồ Gươm.
Lòng bi thiết thổn thức nhớ thương,
Mơ ngày trở lại quê hương huy hoàng.
Trời xanh, mây trắng, nắng vàng,
Mùa Thu quê Mẹ xóm làng vinh quang.
>>> Xem thêm:
Thất Tịch Là Ngày Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Lễ Thất Tịch 7/7 Âm Lịch
Valentine Là Ngày Gì? Ý Nghĩa Ngày Valentine Trắng, Đỏ, Đen
Văn Khấn, Bài Cúng Chúng Sinh Cô Hồn Ngoài Trời Rằm Tháng 7 Chuẩn Nhất
Chùm ảnh tư liệu quý giá về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Bộ đội trên phố Đinh Tiên Hoàng
Nhân dân hò reo mừng bộ đội toàn thắng trở về
Trẻ em, người dân phấn khích, hoan nghênh các anh bộ đội
Trẻ em, người dân phấn khích, hoan nghênh các anh bộ đội
Cờ hoa vẫy gọi rợp trời vui mừng đón đoàn quân Giải phóng 10/10/1954
Ảnh Bác Hồ được treo khắp phố phường Hà Nội
Phim tư liệu chân thực về Ngày Giải Phóng Thủ Đô
Những câu hỏi thường gặp
Ngày Giải Phóng Thủ Đô có được nghỉ hay không?
Theo quy định của chính phủ, Ngày Giải Phóng Thủ Đô không phải là ngày nghỉ.
Lời Bác Hồ dặn ngày sau chiến thắng Ngày Giải Phóng Thủ Đô là gì?
Bác đã căn dặn vào ngày này rằng “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới trông vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự, an ninh, làm cho Thủ đô ta thành một Thủ đô bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”.
Ngày Giải Phóng Thủ Đô cho đến nay vẫn luôn là mốc son ghi khắc lòng biết ơn, tự hào về một thời oanh liệt, uy nghiêm của thế hệ ông cha tạo nên non nước đất Việt phồn thịnh như ngày nay. Hy vọng qua bài viết này, Nguyễn Kim cung cấp đầy đủ thông tin về Ngày Giải Phóng Thủ Đô đến bạn. Cùng ghé thăm website để tìm hiểu thêm nhiều ngày lễ khác nhé!
Top những từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:
canon lbp6030w | máy rửa chén bosch sms63l08ea | máy sưởi korihome | máy tỉa râu | samsung tab a 2019 | ipad air 10.5