Những Điều Bạn Chưa Biết Về Camera Zoom Trên Smartphone

4 năm trước -

Cuộc chạy đua của các “ông lớn” làng smartphone chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt, và nhất là trong khoảng 2 năm trở lại đây, công nghệ camera nhiều ống kính đã được các hãng sản xuất để đáp ứng nhu cầu chụp ảnh, quay video của người dùng. Vậy qua bài viết này, hãy cùng Nguyễn Kim khám phá qua Camera Zoom cũng như các công dụng hay ho của nó nhé!

1. Công nghệ Camera Zoom trên smartphone?

Công nghệ camera zoom trên smartphone

Định nghĩa một cách đơn giản, công nghệ Camera Zoom cho phép bạn phóng to hoặc thu nhỏ tùy ý một đối tượng trên khung hình. Khi phóng to, bạn sẽ có được cái nhìn vật thể rõ và gần hơn còn ngược lại khi thu nhỏ bạn sẽ có không gian khung hình rộng hơn. Hiện nay có ba loại Zoom phổ biến là Zoom quang học (Optical Zoom), Zoom kỹ thuật số (Digital Zoom) và Zoom lai (Hybrid Zoom).

Camera zoom ra đời để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng hình ảnh ngày càng cao của người dùng khi mà xu hướng trang bị 3 camera dường như không phát huy tác dụng như mức cần thiết. Bộ 3 camera điện thoại gom camera đơn sắc, camera cảm biến chiều sâu hay camera góc rộng, đôi khi còn có thêm camera phụ nhưng vấn đề ở đây chính là camera đơn sắc dù bắt sáng nhạy nhưng chỉ chụp được hai màu trắng và đen, camera góc rộng cho góc chụp thu nhiều vật thể hơn nhưng có khả năng gây biến dạng ảnh, còn các camera chiều sâu thì tác dụng chính vẫn chưa rõ ràng. Chính vì vậy mà sự xuất hiện của camera zoom đã đáp ứng được nhiều nhu cầu từ người dùng.

1.1. Camera Zoom quang học (Optical Zoom)

Camera zoom quang học

Loại camera zoom này có cấu tạo từ nhiều lớp thấu kính khác nhau, có thể di chuyển lỉnh hoạt để thực hiện thu nhỏ hoặc phóng to tùy ý. Camera zoom quang học được đánh giá là cách thu phóng mang đến chất lượng hình ảnh tốt nhất hiện nay, vừa sắc nét, vừa chân thực lột tả được rõ ràng những nội dung trong ảnh bằng cách điều khiển những tia sáng phát ra từ vật thể.

Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, zoom quang học sẽ mang đến kết quả như khi bạn đang di chuyển đến gần vật thể. Phương thức này cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi chất lượng thấu kính. Tùy thuộc vào thấu kính mà khẩu độ và tiêu cự cũng có thể linh hoạt thay đổi. Đây có thể xem là một nhược điểm của zoom quang học nhưng dù sao nó vẫn là một giải pháp hữu hiệu cho việc thu phóng.

Một trong những chiếc smartphone đình đám đã “làm mưa làm gió” làng công nghệ thế giới với camera zoom tuyêt đỉnh của mình, chính là iPhone 11 Pro – một trong những mẫu flagship tiên phong cho xu hướng smartphone thế giới khi mà lần lượt cả HTC, Samsung, Oppo đang “rục rịch” cho cuộc đua công nghệ mới này. Bên cạnh đó, một số smartphone được ra mắt trong thời gian gần đây được trang bị thấu kính như kính tiềm vọng mang lại hiệu quả cao nhưng nhược điểm đáng kể chính là thiết kế module chứa camera điện thoại lại lồi lên khá nhiều so với mặt lưng.

1.2. Camera zoom kĩ thuật số (Digital Zoom)

Camera zoom kỹ thuật số thường được ứng dụng trên điện thoại

Tương tự như cách zoom quang học, zoom kỹ thuật số cũng có khả năng thu phóng các vật thể nhưng không đòi hỏi quá nhiều thấu kính hay các yếu tố cơ học. Nguyên lí hoạt động của loại zoom này trên camera điện thoại bạn có thể hiểu đơn giản là , nó sẽ cắt xén bớt cảnh vật để tạo cho người dùng có cảm giác đang tiến lại gần vật thể hơn. Phần còn lại của hình ảnh sẽ được phóng to ra bằng cách sử dụng thuật toán – lí do tại sao phương pháp này có tên là camera zoom kỹ thuật số.

Không giống như công nghệ zoom quang học, cách zoom digital lại không mang đến chất lượng hình ảnh quá cao, bởi việc cắt bớt cảnh vật và chi tiết khung ảnh sẽ khiến một số dữ liệu bị mất trong quá trình người dùng thu phóng trên camera điện thoại. Lúc này các thuật toán sẽ tự thêm các điểm ảnh để lấp vào các chi tiết bị mất khi người dùng phóng to hình ảnh. Đương nhiên việc làm này sẽ không thể mang đến một chất lượng hình ảnh quá hoàn hảo, nên thường thì hình ảnh khi zoom bằng kỹ thuật số sẽ khá mờ, nhòe và bể hình nhiều.

Tuy nhiên nói như vậy cũng không có nghĩa là zoom kỹ thuật số không có ưu điểm nổi trội. Phương pháp này sẽ hiệu quả khi bạn muốn bố cục hình ảnh tốt hơn nhưng lại không đến gần được với chủ thể. Việc zoom kỹ thuật số đồng nghĩa với hình ảnh của bạn sẽ bị crop (cắt) đi, vì vậy bạn có thể sử dụng thêm một cách khác nữa, chính là chụp ảnh ở dải tiêu cự lúc đầu và sau đó thực hiện cắt ảnh trên camera điện thoại. Kết quả của hai cách làm này đều cho ra hình ảnh tương tự, thậm chí là giống nhau.

Zoom kỹ thuật số hiện nay vẫn còn được trang bị trên phần lớn smartphone bởi giá thành sản xuất khá rẻ do không sử dụng nhiều thấu kính, chỉ cần các thuật toán phần mềm đến từ nhà sản xuất.

1.3. Camera zoom lai (Hybrid zoom)

Camera zoom hybrid là sự kết hợp giữa zoom quang học và zoom kỹ thuật số

Camera zoom lai hay còn gọi là Hybrid zoom, một khái niệm khá mới mẻ được sử dụng trên một số sản phẩm smartphone. Đây là công nghệ kết hợp lợi thế của camera zoom quang học, camera zoom kỹ thuật số và kết hợp đồng thời với phần mềm thuật toán để mang đến chất lượng hình ảnh tốt nhất.

Camera zoom quang học hiện nay có mức thu phóng là 3x và 5x để cho chất lượng hình ảnh tốt nhất, còn nếu phóng to hơn sẽ làm giảm chất lượng hình ảnh. Đây chính là lúc mà zoom lại phát huy lợi thế và khả năng của mình, cụ thể Hybrid zoom sẽ sử dụng kết hợp các phần mềm cũng như nhiếp ảnh điện toán để mang đến hình ảnh tốt hơn từ nhiều ảnh gộp lại. Cách này tương tự với chế độ HDR và chụp đêm Night Mode, nhưng trọng tâm là chi tiết chứ không phải phơi sáng. Các nhà sản xuất khác nhau sẽ áp dụng những thuật toán khác nhau vào sản phẩm của mình.

Các nhà sản xuất thường hay tận dụng các cảm biến với đa dạng tiêu cự trang bị sẵn để lấy chi tiết từ nhiều camera điện thoại cùng một lúc. Tất cả các dữ liệu hình ảnh thu về sẽ được sử dụng để cải thiện chi tiết hình ảnh để mang đến chất lượng hình ảnh cao nhất có thể. Hình ảnh thu về đôi khi không được đẹp như zoom quang học nhưng lại được đánh giá cao hơn so với zoom kỹ thuật số.

2. Một số nhược điểm của camera zoom trên điện thoại

2.1. Camera zoom trên điện thoại hoạt động không quá tốt trong điều kiện ánh sáng yếu

Ở một số trường hợp, camera cảm biến càng lớn thì chất lượng hình ảnh thu về sẽ đẹp hơn, chi tiết và ít bị nhiễu. Nhưng đối với camera zoom trên điện thoại thường sử dụng cảm biến rất nhỏ, điều này sẽ gây đến tình trạng ánh sáng ít hơn và ảnh dễ bị noise hơn. Các nhà sản xuất vì đảm bảo độ mỏng cho smartphone nên thường không tăng kích thước của các cảm biến. Khi phần mềm điện thoại phát hiện ánh sáng không đủ, nó sẽ không sử dụng camera zoom mà thay vào đó là sử dụng zoom kĩ thuật số để phóng to, nhưng khuyết điểm chính là bức ảnh sẽ bị mờ và bệt.

2.2. Camera zoom không thể lấy cận cảnh

Camera zoom không thể lấy cận cảnh trên smartphone

Thường thì camera điện thoại có thể lấy nét trong khoảng cách 8cm trở lại, nhưng với camera zoom thì khoảng cách tối thiểu yêu cầu phải từ 30 – 40 cm để lấy nét được tốt. Khi bạn ở quá gần, khi zoom lên điện thoại sẽ linh hoạt thì điện thoại bạn sẽ linh hoạt thay đổi thành zoom kỹ thuật số thay vì sử dụng ống kính zoom.

Vậy là với bài viết này, Nguyễn Kim hi vọng rằng bạn đã có thêm nhiều thông tin và kinh nghiệm về camera zoom trên smartphone. Hi vọng rằng bạn sẽ có những trải nghiệm chụp ảnh thật tuyệt vời với chiếc camera zoom này nhé.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc điện thoại thông minh để sử dụng, hãy nhanh chân đến ngay Nguyễn Kim để trải nghiệm trực tiếp các sản phẩm từ nhiều thương hiệu lớn như Apple, Vsmart, Samsung, Oppo,..hoặc nhấc máy lên và gọi đến hotline 1800 6800 để nhận được hỗ trợ từ nhân viên tư vấn. Đừng quên truy cập vào website www.nguyenkim.com để không bỏ lỡ bất kì chương trình ưu đãi nào của Nguyễn Kim nhé!

Có thể bạn cũng thích