Những hành động không nên làm với dụng cụ nhà bếp

6 năm trước -

Căn bếp hiện đại ngày nay sở hữu vô vàn thiết bị gia dụng đa năng, hỗ trợ các chị em tối ưu trong việc chăm sóc gia đình. Việc sử dụng thường xuyên để phục vụ việc nấu ăn vô tình khiến các sản phẩm nhà bếp tích tụ nhiều vi khuẩn, gây bệnh cho cả nhà. Do đó, là người nội trợ thông thái, bạn cần tìm hiểu những thói quen sai lầm cần tránh khi sử dụng để bảo vệ căn bếp.

Nấu thức ăn vẫn còn đông lạnh hoặc có nhiều nước trong lò vi sóng

Lò vi sóng rất đa năng nhưng không phải vì thế mà lại lạm dụng thiết bị. Việc sử dụng lò vi sóng để nấu những món ăn nhiều nước sẽ khiến nước tràn ra lò, còn với thực phẩm bị đông lạnh nếu gấp rút làm nóng trong nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến lò vi sóng, thậm chí là cháy nổ rất nguy hiểm.

Lò vi sóng rất hữu ích trong việc rã đông thực phẩm nhưng cách thức thực hiện bạn cần tìm hiểu kĩ

Lò vi sóng rất hữu ích trong việc rã đông thực phẩm nhưng cách thức thực hiện bạn cần tìm hiểu kĩ

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể sử dụng những loại tô, chén có lòng sâu để đựng nhưng lưu ý là mức nước cần phù hợp, không nên cho quá nhiều. Còn với đồ ăn đông lạnh, bạn cần để ở nhiệt độ môi trường phòng trong vài phút để giảm đi hơi lạnh rồi mới hâm.

Cứu cháy thức ăn bị bắt lửa bằng nước

Khi lửa bắt lên chảo dầu, nhiều người dùng thường đổ nước với hi vọng dập tắt nhưng không hề biết đây chính là tác nhân gây ra rất nhiều vụ cháy trong các căn bếp. Đôi lúc lửa còn bén vào các thiết bị xung quanh làm phát nổ, cực kì nguy hiểm. Đặc biệt khi sử dụng gas để nấu ăn sẽ rất nguy hiểm khi gặp phải tình trạng này.

Thức ăn bị bắt lửa thì nước không còn là biện pháp hữu hiệu

Thức ăn bị bắt lửa thì nước không còn là biện pháp hữu hiệu

Bạn cần nhanh chóng tắt bếp gas, đậy kín nồi, chảo bằng nắp, một lúc sau lửa sẽ tự hết vì không có không khí. Nếu mức độ cháy trở nên quá lớn, hãy tắt bếp ngay lập tức và sử dụng bình chữa cháy có sẵn để ngăn lửa, sau đó khóa luôn van gas để ngừa hiện tượng rò gas.

Để lộn xộn đồ dùng trong bếp với dao, kéo

Nhiều người vì muốn tiết kiệm thời gian nên thường rửa dao, kéo... với chén đĩa và những vật dụng khác. Nhưng đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị thương trong khi vệ sinh, đặc biệt hơn, những vi khuẩn có trong các dụng cụ đó còn khiến vết thương rất dễ bị nhiễm trùng.

Dao, kéo là nguyên nhân gây đứt tay cho bạn nếu cho chúng chung chỗ với chén bát khi rửa

Dao, kéo là nguyên nhân gây đứt tay cho bạn nếu cho chúng chung chỗ với chén bát khi rửa

Hãy dành ít thời gian để phân loại các vật dụng trước khi rửa. Những vật dễ gây thương tích như dao, vật nhọn,… thì nên đưa phần cán (phần an toàn) khi giao cho người đối diện.

Vệ sinh máy ép trái cây, máy xay sinh tố bằng tay

Những bộ phận như lưỡi dao, góc máy... trên những chiếc máy ép trái cây, máy xay sinh tố thường rất khó để vệ sinh nên người dùng hay dùng tay luồng lách để làm sạch chúng. Với tính chất bén để dùng xay nghiền thực phẩm, đây chính là khu vực vô cùng nguy hiểm. Chỉ cần 1 sơ sẩy nhỏ, đôi tay của bạn có thể bị thương bởi lưỡi kim loại sắt nhọn. Hơn nữa đôi khi bạn lại quên tắt điện khi vệ sinh máy sẽ gây ra tai nạn.

Trong máy xay sinh tố có rất nhiều bộ phận sắc bén có thể làm bạn đứt tay khi vệ sinh bất kì lúc nào

Trong máy xay sinh tố có rất nhiều bộ phận sắc bén có thể làm bạn đứt tay khi vệ sinh bất kì lúc nào

Để vệ sinh máy xay sinh tố hay máy ép một cách hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn có thể cho hỗn hợp chanh và muối vào máy, để hoạt động khoảng 1 phút đồng hồ. Sau đó bạn đổ bỏ và làm sạch với nước là xong.

Một số lưu ý khi nấu nướng

- Phần cán, tay cầm của nồi, chảo nên hướng vào bên trong khi nấu ăn để tránh việc va quẹt gây phỏng.

- Tuyệt đối không dùng bình xịt côn trùng khi căn bếp vẫn còn chứa thức ăn. Những chất độc này sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe gia đình, không an toàn vệ sinh thực phẩm, thậm chí xấu hơn sẽ gây ngộ độc thực phẩm.

Nơi rửa chén không được đặt ổ điện vì đây là khu vực nhiều nước và ẩm có thể gây ra cháy nổ do điện.

Có thể bạn cũng thích