Gọi mua: 1800.6800 (Miễn phí)
Thời gian hoạt động8h00 - 21h00
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2024 chính thức: Được nghỉ tết Âm mấy ngày?
Lịch nghỉ Tết Dương lịch chính thức, đầy đủ, chi tiết năm 2024
40+ Lời chúc Giáng Sinh hay, ngắn gọn, ý nghĩa nhất cho người thương
Lời chúc Tết Dương lịch 2024 cho gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng
40+ Cap Noel hay, buồn tâm trạng - Cap Giáng Sinh thả thính độc đáo nhất
Bình thủy điện
Máy sấy chén
Trên máy sấy quần áo có nhiều chương trình sấy để phù hợp với từng chất liệu vải. Nếu vải mỏng mà bạn chỉnh nhiệt độ cao thì sẽ hỏng mất thôi, còn vải dày mà nhiệt độ thấp thì lại không khô hoàn toàn. Chính vì thế, bạn phải phân loại quần áo trước khi sấy và chọn nhiệt độ thích hợp cho từng loại vải.
Quần áo cần được phân loại trước khi cho vào máy sấy
Trước khi sấy, bạn phải kiểm tra thật kỹ xem quần áo có vật nhọn bằng kim loại hay không. Nếu có thì bỏ ra ngay để tránh làm hỏng máy. Quần áo dính dầu mỡ không được cho vào máy, vì khi gặp nhiệt cao sẽ cháy khét vừa làm hư quần áo vừa gây nguy hiểm cho máy. Kẹo cao su cũng vậy, chúng khiến quần áo bạn ám mùi cháy khét nếu bị cho vào máy sấy.
Không cho quần áo dính cao su vào máy
Khi vừa sấy xong liên kết trong vải đang bị dãn ra, nếu bạn mặc ngay thì chúng sẽ bị nhăn. Tốt nhất, bạn hãy đợi khoảng 3-5 phút hoặc chỉnh sang chế độ gió mát để nguội rồi hẳn mặc.
Hãy để quần áo nguội rồi hẳn mặc
Quần áo còn ướt mà bỏ vào máy sấy sẽ khiến máy bị nhiễm điện, thậm chí là cháy vô cùng nguy hiểm, chưa kể đến thời gian sấy lâu và tốn điện. Bạn cần vắt khô trước khi cho vào máy sấy quần áo.
Tiết kiệm thời gian, điện năng và đảm bảo an toàn khi sử dụng nếu bạn vắt thật khô quần áo trước khi sấy