Rằm Tháng Giêng: Ý Nghĩa Và Cách Chuẩn Bị Mâm Cúng Để Cầu May Mắn, Phước Lành

3 tháng trước -

Ngoài ngày Tết Nguyên đán thì rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu được xem là một dịp lễ rất quan trọng trong năm. Người Việt ta có câu “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng”, để chỉ đến tầm quan trọng của dịp lễ. Vào ngày này, người dân sẽ cùng nhau đi chùa, chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn, nhằm cầu may mắn, phước lành. Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa của dịp lễ này và cách chuẩn bị mâm cúng nhé!

Xem thêm: Cúng tất niên Giáp Thìn 2024: Bài cúng, mâm cúng, nghi thức cúng

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng còn gọi là Tết Nguyên Tiêu, có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 - 15 tháng Giêng Âm lịch. Có nhiều tài liệu cho thấy Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Câu chuyện bắt đầu với việc các cung nữ mỗi khi dịp xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra cung thăm gia đình. Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế - Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi, và đưa ra kế sách là vua và hoàng tộc nên lánh nạn ngoài cung, trong khi trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này và từ đó, vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng. Phong tục này được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, Tết Nguyên Tiêu có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.​​

>>Xem thêm:

[MỚI] Đề Xuất 2 Phương Án Nghỉ Tết Nguyên Đán 2024

Làm chè trôi gấc cúng Rằm tháng Giêng để cả năm mọi việc luôn thuận lợi

Tết Nguyên Tiêu là gì? Nguồn gốc ngày Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là ngày gì? (Nguồn: Internet)

Rằm tháng Giêng 2024 vào ngày nào dương lịch?

Rằm tháng Giêng diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) đến hết ngày 15 (đêm trăng rằm) của tháng Giêng âm lịch. Ở năm 2024, Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra vào thứ bảy, ngày 24/02/2024 (Dương lịch), thuận lợi cho mọi người ghé chùa tỏ lòng thành kính.

rằm tháng giêng ngày mấy dương lịch
Rằm tháng Giêng 2024 rơi vào ngày nào?

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng Giêng

Ý nghĩa thực tế của dịp lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rất nhiều trong xã hội hiện nay. Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, nhằm phân biệt với 2 dịp rằm lớn khác là Tết Trung Nguyên (rằm tháng bảy), Tết Hạ Nguyên (rằm tháng mười).

Dịp rằm tháng Giêng cũng là một dịp lễ quan trọng đối với Phật giáo, nổi tiếng với câu nói “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày này, các gia đình sẽ cùng nhau đi chùa, bày mâm cỗ cúng để tỏ lòng thành kính với Phật và tổ tiên của mình, đồng thời, cầu mong may mắn, phước lành.

Ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu, rằm tháng Giêng
Ý nghĩa của việc cúng rằm tháng Giêng (Nguồn: Internet)

Tết Nguyên Tiêu của người Hoa và người Việt khác nhau thế nào?

Tết Nguyên Tiêu tuy được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, nhưng cũng có sự biến hóa phù hợp với phong tục tập quán truyền thống của nước ta.

Đối với người Hoa, đây là một lễ hội hoa đăng, họ sẽ thả đèn lồng cầu nguyện cho năm mới bình an. Trong khi đó, ở Việt Nam, vào dịp này, các Phật tử khắp nơi sẽ kéo về viếng chùa lễ Phật nhằm cầu mong gia đạo bình an.

Các chùa cũng thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng. Đồng thời, chùa kêu gọi các Phật tử cùng tụng niệm mong muốn phước báo an lành đến mọi người, mọi nhà.

Xem thêm: Nghi thức cúng ông Công ông Táo đầy đủ, chi tiết nhất 2024

Mâm cúng rằm tháng Giêng gồm những gì?

Vào dịp lễ ngày 14 và 15 rằm tháng Giêng, người dân sẽ bắt đầu lên chùa lễ Phật, làm việc thiện, phóng sinh, thả đèn hoa đăng, dọn dẹp bàn thờ và làm lễ cúng gia tiên,... để cầu mong bình an, gia tăng phúc thọ.

Để cúng rằm tháng Giêng, bạn cần chuẩn bị 1 mâm cỗ cúng Phật, 1 mâm cỗ cúng gia tiên và tiến hành dọn dẹp bàn thờ cẩn thận, không làm đổ vỡ. Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật và cúng gia tiên như sau:

Mâm cỗ cúng Phật

Một mâm cỗ cúng Phật đầy đủ thường sẽ gồm: hoa quả, chè xôi, các món đậu, món canh, món xào. Ngày nay, người dân có thể thêm vào mâm cỗ cúng Phật món chè trôi nước với mong ước cả năm trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. Đặc biệt, mâm cỗ cúng Phật phải có đủ màu sắc, tượng trưng cho Ngũ hành.

Điều đặc biệt ở mâm cỗ cúng Phật là phải có đủ màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Mâm cúng rằm tháng Giêng
Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng đơn giản mà đầy đủ (Nguồn: Internet)

Mâm cỗ cúng gia Tiên

Bên cạnh mâm cỗ cúng Phật, thì các gia đình còn chuẩn bị thêm mâm cỗ cúng gia tiên. Những mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng Giêng thường là đồ mặn, gồm 4 bát và 6 dĩa (có thể nhiều hơn).

  • 4 bát sẽ gồm: ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
  • 6 dĩa gồm: thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và bát nước chấm.

Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người dân Việt thường chọn giờ cúng rằm tháng Giêng vào buổi trưa, từ 10 giờ trở đi. Tuy nhiên, hiện nay, do công việc bận rộn nên nhiều gia đình sẽ dời giờ cúng vào buổi tối. Thực tế, dù có cúng buổi nào, hay mâm cúng nhiều ít thì tấm lòng thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, giúp tâm nguyện được chứng giám.

Xem thêm: Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài trời bao gồm những gì?

Bài cúng rằm tháng Giêng

Văn khấn cúng Rằm tháng Giêng có thể sử dụng sớ văn được giới thiệu bởi ngài Thích Nguyên Tâm như sau:

Cung kính dâng lễ thỉnh mời ngài "Thượng nguyên tứ phúc Thiên Quan Nhất phẩm Tử Vi đại đế" chứng giám. Thiên Quan đại đế quyền thông ba cõi, thần uy nghiêm lắng, mắt thánh chiếu soi. Thượng nguyên ban phúc khắp vô cùng, trần gian ngưỡng cầu ơn mưa móc.

Hôm nay gặp dịp Tết Nguyên tiêu, Thiên Quan ban phúc muôn nơi, tiến chủ là:.., ngụ tại:... thành tâm quét dọn nhà cửa, sửa biện hương hoa, đèn nhang, lễ vật... dâng cúng trước án. Cầu thần tiêu trừ quá khứ oan khiên, tăng trưởng phúc lợi, mọi người đều được bình an hạnh phúc.

Đồng thời thỉnh mời các vị bản gia thần linh, thần hoàng bản thổ, Đông trù tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia chấp sự chư vị tôn thần, Ngũ phương ngũ thổ Phúc đức chính thần, Ngũ phương ngũ lộ Long mạch tài thần và hội đồng gia tiên dòng họ:..cùng chứng giám. Cẩn cáo. Thượng hưởng! (Lễ ba vái).

Một số lưu ý khi cúng rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng là dịp rằm lớn nhất trong năm, do đó, khi chuẩn bị mâm cúng, bạn nên lưu ý kỹ lưỡng, không để sai sót. Lưu ý không cúng rằm tháng Giêng bằng trái cây giả, hoa giả, đầu lợn, món chay giả mặn.

Ngoài ra, trong ngày rằm tháng Giêng, người dân còn kiêng kỵ một số điều sau:

  • Để thùng gạo cạn đáy: Người xưa quan niệm rằng đầu năm mà thùng gạo trong nhà cạn đáy thì quanh năm sẽ đói kém.
  • Kiêng câu cá: Dân gian có quan niệm rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn sẽ dễ mang đến vận đen xui rủi.
  • Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu ngày rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều thị phi.

Phía trên là những thông tin chi tiết về ý nghĩa cũng như cách chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Giêng 2024 năm nay. Đây là một trong những dịp lễ lớn của người dân Việt Nam, do đó, bạn đừng quên chuẩn bị ngay một mâm cúng thịnh soạn để cầu may mắn, phước lành cho năm mới nhé!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

tủ đông sanaky | tủ đông | tủ lạnh electrolux | tủ lạnh lg | tủ lạnh samsung

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng sản phẩm gia dụng hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: nkare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích