Sốc nhiệt máy lạnh có thể dẫn đến đột quỵ! Cần phòng tránh ngay!

4 năm trước -

Thời tiết nắng nóng, sử dụng điều hòa suốt cả ngày là cách để con người ta cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng trong một số trường hợp, thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ khiến chúng ta bị sốc nhiệt. Nếu chúng ta không biết phòng tránh và xử lý kịp thời thì có thể gây nguy hại tới sức khỏe. 

1. Phân loại sốc nhiệt

Sốc nhiệt là tình trạng suy giảm đột ngột các chức năng sống của cơ thể bởi thay đổi nhiệt độ quá nhanh từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng dẫn đến rối loạn trung khu thần kinh điều nhiệt; biểu hiện đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn các chức năng thần kinh như rối loạn ý thức, co giật, hôn mê, tổn thương não...

lazy_img

Có 2 loại sốc nhiệt:

- Khi ở ngoài trời nắng gắt và nóng bức có thể bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt (hay còn gọi là sốc nhiệt nóng) là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, kèm theo rối loạn các chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Sốc nhiệt xảy ra do nhiệt độ bên ngoài tăng cao hoặc do gắng sức. Các yếu tố rủi ro bao gồm sóng nhiệt, độ ẩm cao, một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta hoặc rượu, bệnh tim và cả rối loạn da. Các trường hợp không liên quan đến gắng sức thể chất thường xảy ra ở những người ở độ tuổi cực đoan hoặc có vấn đề sức khỏe lâu dài. Sốc nhiệt nóng là một loại bệnh lý với biểu hiện tăng thân nhiệt. Nó khác với sốt, ở đó có sự gia tăng sinh lý ở điểm đặt nhiệt độ.

- Trong trường hợp ở ngoài trời gặp lạnh đột ngột, nhiệt độ thấp sẽ làm cho chúng ta phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, khiến sức đề kháng suy giảm. Với những người nhạy cảm, sức đề kháng yếu, nguy cơ gặp sốc nhiệt lạnh là rất cao. Triệu chứng sốc nhiệt lạnh thường là dị ứng thời tiết, liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên gây méo miệng, liệt mặt, đột quỵ, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và sức khỏe… Bởi vậy, việc đề phòng nguy cơ sốc nhiệt là điều vô cùng cần thiết.

lazy_img

Thời tiết nắng nóng, nhu cầu làm mát cao nên nhiều nơi luôn để nhiệt độ máy lạnh chênh lệch nhiều so với ngoài trời. Sốc nhiệt từ lạnh sang nóng rất thường gặp khi sử dụng điều hòa quá lâu. Ra khỏi xe hơi mở điều hòa vào ngày nắng nóng cũng dễ gây ra sốc nhiệt từ lạnh sang nóng.

2. Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao: Cơ thể tăng nhiệt độ tới 40 độ C (104 độ F) hoặc lớn hơn là dấu hiệu chính của tình trạng sốc nhiệt.

- Thay đổi trạng thái tâm thần, hành vi: Lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, lên cơn co giật và hôn mê có thể là hậu quả của sốc nhiệt.

- Thay đổi bài tiết mồ hôi: Đối với trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào. Nhưng, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt.

- Buồn nôn, nôn: Cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn.

- Da đỏ ửng: Da chuyển thành màu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên.

- Thở nhanh: Có nhịp thở nhanh, nông.

- Tăng nhịp tim: Mạch có thể tăng bất thường vì tim hoạt động mạnh giúp tăng tuần hoàn để làm mát cơ thể.

lazy_img

Với khí hậu nóng ẩm của Việt Nam thì việc trang bị máy lạnh trong nhà hết sức cần thiết. Việc sử dụng máy lạnh không hợp lý và đúng cách sẽ dẫn đến sốc nhiệt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, nặng thì có thể gây tử vong. Máy lạnh vật dụng không thể thiếu trong những ngày hè vì vậy chúng ta nên tìm hiểu về cách phòng tránh sốc nhiệt hợp lý để bảo vệ chính mình và người thân.

3. Cách phòng tránh sốc nhiệt máy lạnh một cách hiệu quả nhất

Điều chỉnh nhiệt độ chênh lệch khoảng 7 độ C

Không để nhiệt độ phòng quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời, khi nhiệt độ quá thấp độ quá thấp so với bên ngoài bạn sẽ dễ bị sốc nhiết, cảm lạnh. Nhiệt độ phòng và nhiệt độ bên ngoài chênh lệch nhau khoảng 7 độ C sẽ là phù hợp nhất. Ví dụ, nhiệt độ ngoài trời là 35 độ C thì bạn nên để nhiệt độ máy lạnh là 28 độ C.

lazy_img

Thường xuyên mở cửa cho khí CO2 và vi khuẩn có thể thoát ra ngoài

Nếu ở trong phòng lạnh trong nhiều giờ sẽ dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp, dị ứng da nhất là đối với máy lạnh không được vệ sinh định kỳ. Vì vậy sau 8 tiếng sử dụng bạn nên tắt máy lạnh, mở cửa để thoát tạo sự thông thoáng. Hoặc bạn có thể đặt một chậu nước trong phòng để tạo độ ẩm cho da, không bị khô da.

Sử dụng quạt thông gió để tránh tích tụ khí CO2 và vi khuẩn trong không khí. Bạn cũng có thể mở cửa 1 đến 2 tiếng mở của lần để không khí trong lạnh vào phòng, khí CO2 và vi khuẩn cũng sẽ thoát ra ngoài.

Trong trường hợp đi ra hoặc vào khi nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời chênh lệch quá lớn, cần lưu ý:

Bạn đang trong phòng lạnh mà muốn ra ngoài trời nắng nóng thì cần tắt máy lạnh trước 30 phút, sau đó mở của để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Còn nếu bạn từ bên ngoài trời nắng nóng vào phong lanh thì bạn nên ngồi chờ cho mồ hôi khô, sau đó vào đứng ở giữa cửa bắt máy lạnh ở nhiệt độ cao rồi từ từ hạ dần xuống nhiệt độ thấp.

lazy_img

4. Xử lý khi bị sốc nhiệt

Khi bị sốc nhiệt, cần phải xử lý nhanh chóng và kịp thời bằng cách tìm sự trợ giúp, gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong thời gian đợi xe cấp cứu, ta cần sơ cứu cho người bị sốc nhiệt.

lazy_img

Đầu tiên, người bị sốc nhiệt cần nghỉ ngơi và thả lỏng, tìm bóng râm mát nằm ngửa, hai chân cao hơn so với nhịp tim. Tiếp theo phải làm mát cơ thể, dùng quạt, phun nước hoặc ngâm nước, chườm đá, khăn lạnh vào những vị trí như nách, bẹn, đầu, cổ để hạ thân nhiệt nhanh chóng. Uống nước mát cũng hỗ trợ giảm nhiệt độ cơ thể. Cởi bỏ và nới lỏng quần áo để nạn nhân có thể dễ thở và làm mát nhanh hơn. 

Có thể bạn cũng thích