Sử dụng bếp gas cần nằm lòng 3 nguyên tắc sau đây

5 năm trước -

Bếp gas quen thuộc là thế, nhưng bạn có dám khẳng định mình hiểu tất tần tật từ khâu lắp đặt cho đế cách nấu thế nào mới đúng đắn không? Kiểm tra ngay sau đây nhé!

1. Cách lắp đặt hoàn hảo

Việc lắp đặt bếp gas được khuyên là không nên tự thực hiện, để bảo đảm an toàn, hãy liên hệ các cơ sở thiết bị gia dụng uy tín để giúp đỡ bạn. Cách lắp đặt bếp gas đúng quy chuẩn phải đảm bảo khoảng cách với tường ít nhất 15cm. Kệ bếp bên trên phải cách bếp ít nhất 1 mét. Ống cao su dẫn gas phải nối với khớp thật chặt chẽ, không lỏng, không lệch.

Khi lắp đặt bếp gas, cần lưu ý khoảng cách nhất định với tường

Khi lắp đặt bếp gas, cần lưu ý khoảng cách nhất định với tường

Bạn cũng cần hiểu rõ ý nghĩa của các bộ phận trên bếp gas như hoa sen (họng lửa), chân kiềng, kiềng, nút đánh lửa và việc này nên hỏi rõ nhân viên lắp đặt để sử dụng một cách hiệu quả hơn.

2. Những thói quen cần thay đổi ngay

Tránh sử dụng bình gas lớn hơn so với không gian đặt để vì việc để bình gas nằm nghiêng, gần nguồn điện và nhiệt sẽ biến chúng trở thành “thần chết giấu mặt” đấy! Tốt nhất là đặt bình gas thẳng đứng ở nơi thông thoáng, xa các thiết bị sử dụng điện và tỏa nhiệt như lò vi sóng, nồi cơm điện....

Nếu bạn có tủ bếp gỗ, có thể đặt “ẩn” bình gas bên trong để mang lại tính thẩm mỹ cho căn bếp. Hộc bếp này cần giữ gọn gàng, sạch sẽ. Tránh tiết kiệm không gian và bỏ đủ thứ vật dụng nằm chung trong hộc bếp đó.

Khu vực đặt bình gas cần rộng rãi, thông thoáng

Khu vực đặt bình gas cần rộng rãi, thông thoáng

Khi sử dụng bếp gas, tránh tuyệt đối nướng trực tiếp thực phẩm, đặc biệt là các loại hải sản, nướng bánh tráng; hay dùng vào các việc không liên quan đến nấu nướng như châm thuốc hút, mồi đèn cầy, đèn dầu, hơ khăn hay các vật liệu dễ cháy trên lửa.

Những vật dụng dễ cháy nổ như giấy, vải, mạt cưa, xăng dầu... không được để gần bếp, vì có thể gây nên nhiều nguy hiểm cho tính mạng. Khu vực bếp gas không nên nhét lung tung thứ vật dụng khác nhau mà cần thoáng, gọn gàng, đồng thời tránh khu vực có gió lùa trực tiếp, chật chội âm u.

Tránh xao nhãng khi nấu ăn như bỏ đó rồi đi thực hiện các công việc khác như xem tivi, ra ngoài,... Bếp gas dùng xong bắt buộc phải vặn tắt và khóa van bình gas để tránh rò rỉ gas trên đường ống

Tránh xao nhãng khi nấu ăn như bỏ đó rồi đi thực hiện các công việc khác như xem tivi, ra ngoài,... Bếp gas dùng xong bắt buộc phải vặn tắt và khóa van bình gas để tránh rò rỉ gas trên đường ống

Thay gas theo định kỳ phải kết hợp kiểm tra các ống cao su dẫn gas xem có an toàn không, có gây nên rò rỉ gas không. Đôi khi trong quá trình nấu ăn, mắm muối sẽ làm hỏng ống gas dẫn đến rò rỉ.

Khi phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào như có mùi gas bốc ra, tia lửa quá đỏ chứ không xanh… cần lập tức ngưng nấu, tắt bếp, khóa bình gas và gọi nhân viên chuyên nghiệp đến kiểm tra. Mở tất cả cửa sổ, tắt công tắc điện, tuyệt đối không để que diêm, tia lửa trong khu vực đó. Sau cùng là gọi điện cho nhân viên sửa chữa và rời khỏi khu vực rò rỉ gas trong khi chờ đợi.

3. Cách sử dụng tiết kiệm gas

Chỉnh ngọn lửa phù hợp: tránh mở lửa quá to vì không những không làm chín thức ăn hiệu quả mà còn gây nên cháy khét có hại cho sức khỏe, chưa kể vì thế mà gas hết một cách nhanh chóng. Lửa của bếp chia làm 3 phần: trên, giữa và dưới. Phần giữa có nhiệt độ nóng nhất, vì thế khi nấu chỉ cần chỉnh sao cho lửa cháy đều quanh đáy nồi là được. Khi thấy lửa không trọn vẹn màu xanh mà có chen vàng, đỏ, hãy chỉnh lửa nhỏ hơn và cần nhờ nhân viên chuyên thiết bị nhà bếp kiểm tra lại sau đó.

Chọn mức lửa vừa phải, tránh lửa quá to gây cháy khét

Chọn mức lửa vừa phải, tránh lửa quá to gây cháy khét

Dụng cụ nấu: việc chọn dụng cụ nấu cũng rất cần thiết để tránh gây lãng phí gas, chẳng hạn như không nên nấu một lượng thức ăn nhỏ trong một chiếc nồi to. Nên chuẩn bị sẵn sàng các công việc như rửa rau, vo gạo, thái xong thịt… rồi mới dùng bếp. Số lần vặn, bật bếp càng nhiều thì sẽ làm gas thoát ra ngoài càng nhiều.

Chọn thiết bị nấu ăn phù hợp với số lượng thực phẩm

Chọn thiết bị nấu ăn phù hợp với số lượng thực phẩm

Việc nào cũng nên có mức độ, cũng như không nên tiết kiệm gas khi sử dụng bếp một cách thái quá. Ví dụ với bếp gas mini với bình gas hầu như chỉ dùng được một ít lần, nhưng nhiều gia đình lại đem vỏ bình đi đổi gas chứ không bao giờ mua bình mới với lý do tiết kiệm chi phí. Thế nhưng điều này vô tình gây ra rất nhiều nguy hiểm vì bình gas mini cũ không đảm bảo dễ gây cháy, nổ. Bình gas lớn cũng tương tự. “Tiết kiệm” không đúng cách chính là đang tự giết chính mình.

Có thể bạn cũng thích