Tại sao tủ lạnh nhà bạn bị đông tuyết? (Phần 2)

8 năm trước -

phần trước, chúng tôi đã giải thích hiện tượng tủ lạnh đóng tuyết và cách khắc phục. Tuy nhiên nếu tình trạng này vẫn xảy ra trên các dòng tủ lạnh không đóng tuyết đang được các bà nội trợ quan tâm, sử dụng thì sao? Ở phần này, Nguyễn Kim sẽ giúp bạn biết lý do tại sao tủ lạnh nhà mình bị đóng tuyết dù đang sử dụng tủ lạnh không đóng tuyết.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh không đóng tuyết

Trước khi tìm hiểu các nguyên nhân tại sao tủ lạnh nhà bạn bị đóng tuyết, từ đó có thể tự “khám bệnh” và “chữa lành” nó dễ dàng thì bạn cần nắm được cấu tạo cơ bản của tủ lạnh nhà mình.

Khác với các dòng tủ lạnh cũ hay tủ lạnh giá rẻ, tủ lạnh công nghệ không đóng tuyết được trang bị thêm 3 bộ phận cơ bản: một bộ đếm thời gian, một cuộn dây nhiệt làm nóng và một cảm biến nhiệt. Chính hệ thống này giúp bạn không còn phải tốn thời gian để vệ sinh xả đông tủ lạnh hàng tuần.

Công nghệ không đóng tuyết trong tủ lạnh

Các dòng tủ lạnh hiện đại hầu như đều trang bị công nghệ không đóng tuyết 

Bộ đếm thời gian được cài đặt khoảng thời gian 6 tiếng sẽ kích hoạt cuộn dây nhiệt làm nóng. Cuộn dây này được lắp đặt cuốn quanh cuộn dây làm lạnh, nhiệt độ lúc này sẽ làm tan chảy lớp tuyết đang bám quanh cuộn dây làm lạnh.

Khi lớp tuyết tan hết, bộ cảm biến nhiệt sẽ nhận biết và tắt dây nhiệt làm nóng, giảm nhiệt độ xuống đến 0 độ C. Lúc này, dây làm lạnh lại tiếp tục cung cấp hơi lạnh cho tủ. Ngoài ra, tủ lạnh còn có thêm hệ thống quạt giúp cung cấp luồng khí lạnh đều khắp không gian trong tủ.

Hệ thống xã tuyết tự động bên trong

Hệ thống xả tuyết tự động giúp bạn tiết kiệm thời gian vệ sinh tủ lạnh

Tại sao tủ lạnh không đóng tuyết mà vẫn... đóng tuyết?

Các bệnh thường gặp nhất khi tủ lạnh không đóng tuyết mà vẫn bị đóng tuyết là do bộ cảm biến nhiệt và cánh quạt của tủ lạnh bị hỏng, không hoạt động được. Tủ lạnh bị nóng khiến máy phải hoạt động hết công suất dẫn đến tuyết đọng trên bề mặt thành tủ lạnh.

Bên cạnh đó, do cách sử dụng tủ lạnh nhà bạn không được đảm bảo cũng dẫn đến hiện tượng này. Cánh cửa tủ lạnh thường được tận dụng thành ngăn đựng nước hay thực phẩm cho gia đình. Nếu luôn đựng nặng thì sau một thời gian sử dụng làm cửa bị nghiêng gây tăng độ ẩm bên trong tủ. Hay cách đóng cửa tủ lạnh vô ý cũng làm cho ro-ăng cửa bị hở cũng góp phần làm đóng tuyết bên trong tủ lạnh và tăng chi phí tiền điện hàng tháng nhà bạn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác mà bạn không thể tự chuẩn đoán được mà phải nhờ trung tâm sửa chữa có uy tín kiểm tra.

Lời kết

Việc tủ lạnh bị đóng tuyết có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến, nếu bạn không biết hay tìm ra nguyên nhân dẫn đến từ đâu sẽ rất khó khăn trong việc sửa chữa. Nếu không kịp thời “chữa trị” có thể làm tủ lạnh của gia đình bạn bị hỏng hoàn toàn.

Nếu không kịp thời sửa chữa rất có thể bị hỏng tủ lạnh

Nếu không kịp thời sửa chữa, tủ lạnh thường xuyên đóng tuyết sẽ rất dễ bị hỏng 

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tủ lạnh bị đông tuyết, các bạn có thể tham khảo để bảo quản tủ lạnh nhà mình tốt hơn. Hy vọng những chia sẻ trên của Nguyễn Kim sẽ giúp ích cho gia đình bạn khi sử dụng tủ lạnh, ngay cả với tủ lạnh không đóng tuyết.

Có thể bạn cũng thích