Thành Chuyên Gia Windows 10 Với Những Công Cụ Hữu Ích Này

3 năm trước -

Hãy khám phá hết các ngóc ngách của Windows 10 đi và bạn sẽ làm việc với máy tính hiệu quả hơn nhiều đấy. Nếu vẫn chưa hiểu rõ lắm về những thủ thuật "bí ẩn" trên Windows, hãy tham khảo ngay những tip thú vị sau đây cùng Nguyễn Kim nhé!

Timeline

Về cơ bản, tính năng này giống như một dạng lịch sử trình duyệt cho các chương trình của máy tính, hiển thị các tệp tin mà bạn đã mở trước đó nhưng được sắp xếp thứ tự dựa theo mốc thời gian, để bạn xem mình đã từng mở cái gì và mở lại chúng nếu cần.

Timeline

Timeline hiện chỉ có kết nối với các ứng dụng thuộc Microsoft chứ không kết nối với các trình duyệt khác như Chrome. Nếu bạn thường sử dụng Office hay các ứng dụng thuộc hệ điều hành này đây là một tính năng thực sự thú vị.

Để mở Timeline, hãy nhấp vào biểu tượng Task View của Windows 10 ở góc bên trái của thanh tác vụ, ngay cạnh ô tìm kiếm. Ngoài ra bạn có thể dùng tổ hợp phím tắt Windows + Tab.

Desktop ảo

Việc sử dụng nhiều màn hình ảo khác nhau sẽ cho phép bạn quản lý công việc thuận tiện hơn, ví dụ như vừa có thể mở các ứng dụng phục vụ cho công việc, vừa có thể mở game hay các phương tiện giải trí ở một cửa sổ khác.

Desktop ảo

Desktop ảo đã được đưa lên Windows 10 khá lâu rồi, nhưng nó lại ít được người dùng biết tới hoặc biết rồi lại quên tịt đâu luôn. Để khởi chạy tính năng này, bạn hãy nhấp vào biểu tượng Task View để mở Timeline rồi nhấp tiếp vào biểu tượng có dấu + New Desktop ở phía trên màn hình. Sau khi tiết lập, nhấp vào Task View hoặc vuốt 4 ngón tay vào Touchpad (bàn di chuột cảm ứng) sang trái, phải để chuyển đổi qua lại giữa các desktop ảo.

Cloud clipboard

Nếu tính chất công việc hay thói quen đòi hỏi bạn phải làm việc ở nhiều máy tính khác nhau, thì tính năng đồng bộ hóa này sẽ hỗ trợ rất nhiều đấy. Bản cập nhật mới của Windows 10 sẽ giúp bạn đồng bộ tất cả dữ liệu, kể cả những nội dung sao chép trong khay nhớ tạm từ thiết bị này sang thiết bị khác nhờ vào bộ nhớ đám mây. Ngoài ra, tính năng Clipboard History cũng được kích hoạt trong bản cập nhật trên.

Cloud clipboard

Bạn có thể dùng tính năng Cloud clipboard bằng cách vào menu Start -> Settings -> Systems -> Clipboard và bật cả hai tùy chọn sang trạng thái kích hoạt để sử dụng.

Nearby Sharing

Tính năng này giúp bạn chia sẻ những tập dữ liệu nặng mà không cần phải sử dụng USB hay bộ nhớ ngoài. Để thiết lập, bạn gõ Nearby Sharing vào ô tìm kiếm ở thanh tác vụ, hoặc vào menu Start -> Settings -> System -> Shared Experiences -> Share across devices để chia sẻ file giữa các thiết bị. Với Wi-Fi và Bluetooth, bạn sẽ dễ dàng truyền tải thông tin từ máy tính này sang máy tính khác qua mạng không dây một cách tiện lợi.

Nearby Sharing

Storage Sense

Có thể bạn chưa biết, thư mục Recybin và Download ngốn rất nhiều dung lượng ổ cứng của máy tính. Nếu bạn sử dụng máy một thời gian mà không để ý, dung lượng mà chúng ngốn có thể lên tới cả GB. Tuy nhiên, Microsoft đã có một tính năng tuyệt hay giúp bạn giải quyết vấn đề này. Với Storage Sense, các tệp tin rác hoặc không cần dùng đến sẽ được dọn dẹp một cách tự động dựa theo các thiết lập và ngữ cảnh nhất định.

Storage Sense

Bạn vào menu Start -> Settings -> Systems -> Storage và bật Storage Sense lên. Tiếp đến tinh chỉnh cài đặt bằng cách nhấp vào liên kết “Change how we free up space automatically” để thay đổi cách tự động dọn dẹp ổ cứng. Bên cạnh đó, bạn có thể cho phép nó quản lý cả các tệp tin được lưu trữ trên dịch vụ đám mây OneDrive hoặc sao lưu thẳng lên đám mây theo một khoản thời gian nhất định, trước khi xóa những dữ liệu đã quá cũ đi.

Reliability Monitor

Công cụ này sẽ theo dõi hệ thống máy tính theo thời gian. Nếu nó tìm được ứng dụng nào đang khiến hệ thống rơi vào trạng thái bất ổn thì sẽ hiển thị ngay, cảnh báo cho bạn về những điều tệ hại sắp xảy ra với máy tính. Đó có thể là tổn hại phần cứng hay lỗi phần mềm.

Reliability Monitor

Để truy cập công cụ này, bạn hãy nhập từ khóa Reliability vào ô tìm kiếm của Windows ở thanh tác vụ và chọn View Reliability History để mở cửa sổ Reliability Monitor, qua đó bạn có thể tìm thấy các dấu X màu đỏ tương ứng với các ghi nhận về lỗi phát sinh xảy ra trên hệ thống.

Có thể bạn cũng thích