Thất Tịch Là Ngày Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Của Lễ Thất Tịch 7/7 Âm Lịch

2 năm trước -

Lễ Thất Tịch hằng năm thường diễn ra vào ngày 7/7 Âm lịch. Ngày lễ này được các bạn trẻ rất đón nhận và cực kỳ phổ biến trong giới trẻ hiện nay. Những cặp đôi yêu nhau sẽ cùng nhau đi chùa, ngắm sao; còn những bạn độc thân sẽ ăn chè đậu đỏ để chào đón tình yêu tới. Nhưng Thất Tịch là ngày gì? Chúng ta nên làm gì vào ngày lễ này? Nguyễn Kim sẽ kể cho bạn nghe về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ này nhé!

Xem thêm: 

Thất tịch là ngày gì?

Thất Tịch (Hán-Nôm: 七夕) được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch hằng năm theo văn hoá phương Đông, đôi khi được người phương Tây gọi là Ngày lễ tình nhân Đông Á (Valentine Đông Á). Ngày này gắn với câu chuyện của cặp đôi Ngưu Lang Chức Nữ hay vợ chồng Ngâu. Truyền thuyết kể rằng Ngưu Lang và Chức Nữ sẽ gặp nhau hằng năm bên cầu Ô Thước  vào ngày ngày (7/7).

Ngày lễ Thất Tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 22/8/2023 Dương Lịch. Ngày lễ tình nhân Đông Á này được các bạn trẻ quan tâm rất nhiều trong những năm gần đây.

thất tịch là ngày gì
Lễ Thất tịch 2023 (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Ngày lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 là ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Thất tịch (7/7 âm lịch)

Tương truyền rằng, Ngưu Lang vốn là một người chăn trâu nghèo nhưng rất siêng năng, lương thiện. Chàng nhận được cảm tình của nàng tiên dệt Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, người chuyên dệt mây ngũ sắc lên trời. 

Hai người đã nên duyên vợ chồng và có những năm tháng hạnh phúc bên nhau, có với nhau hai con một trai một gái. Tuy nhiên, một ngày nọ, theo lệnh của Ngọc Hoàng, Chức Nữ phải trở về trời. Ngưu Lang đã cố gắng đuổi theo nhưng bị sông Thiên Hà (ranh giới giữa hai cõi phàm trần) ngăn lại. 

Ngưu Lang đã đứng đợi mãi bên sông không rời. Kể từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà xuất hiện một ngôi sao khác mà người ta gọi là Ngưu Lang. Vương mẫu nương nương vì cảm thông cho tình cảm của Ngưu Lang nên đã đồng ý cho hai người gặp mặt mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7/7 âm lịch).

nguồn gốc, ý nghĩa thất tịch 7/7 âm lịch
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày lễ thất tịch (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa ngày lễ Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ thất tịch tiếng Trung là 七夕节 / Qīxì jié /. Ngoài ra, ngày lễ Thất tịch Trung Quốc còn có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác như:

  • Khất Xảo Tiết (乞巧節): Lễ hội để thể hiện tài năng.
  • Thất Thư Đản (七姐誕): Sinh nhật của người chị thứ bảy.
  • Xảo Tịch (巧夕): Ngày mà đôi nam nữ tặng nhau những chuỗi hạt Hồng Đậu tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu.

Mỗi khi đến ngày lễ Thất Tịch ở Trung Quốc, những người phụ nữ sẽ cầu nguyện cho đôi mình có bàn tay khéo léo vào đêm 7/7 âm lịch. Ngày này, các cô gái trẻ thường bày biện đồ những món đồ nghệ thuật để cầu mong lấy được người chồng tốt.

Vào ngày lễ này, mọi người ở Trung Quốc thường sẽ ăn các món ăn phổ biến như sủi cảo, xảo tô, gà, chè đậu đỏ với mong muốn tay chân trở nên nhanh nhẹn, khéo léo hơn và đặc biệt là nâng cao kỹ năng thêu thùa ở người con gái.

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Hàn Quốc

Trong văn hóa Hàn Quốc, ngày lễ Thất Tịch được gọi là lễ Chilseok. Các hoạt động và ý nghĩa của Thất Tịch cũng khác với văn hóa Trung Quốc. 

Chilseok là thời điểm mùa nóng qua đi và mùa mưa bắt đầu nên những hạt mưa rơi vào ngày đó được gọi là nước Chilseok. Ngoài ra còn có thêm nhiều bí ngô, dưa chuột và dưa hấu trong lễ hội. 

Người Hàn Quốc thường đi tắm trong ngày lễ này với mong muốn mang lại sức khỏe tốt và ăn bánh mì nướng trong lễ Chilseok.

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Nhật Bản

Ở Nhật Bản, ngày lễ Thất Tịch được gọi là Tanabata, và vào ngày này, người Nhật thường viết những điều ước của họ lên những dải giấy Tanzaku. Sau đó treo nó lên cành tre trước cửa nhà và cầu chúc những điều may mắn, thuận lợi, mùa màng bội thu, thịnh vượng. 

Giới trẻ Nhật Bản cũng đến thăm đền thờ trong lễ Tanabata và mong sớm tìm được nửa kia.

Ý nghĩa ngày Thất tịch ở Việt Nam

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam hay được gọi là ông Ngâu bà Ngâu. Gọi là như vậy vì trong ngày ngày thường xảy ra hiện tượng mưa ngâu.

Tương truyền, mưa là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau. Dân gian có câu “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền”.  

Hàng năm, vào ngày 7/7 âm lịch, một buổi lễ được tổ chức ở chùa Hà để cầu tình duyên, con cái và gia đình hạnh phúc. Người ta tin rằng nếu hai người yêu nhau cùng đi ngắm sao Ngưu Lang Chức Nữ vào đêm 7/7 sẽ mãi mãi bên nhau. 

Xem thêm: Ngày 5/5 là ngày gì? Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ

Tại sao nên ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch?

Theo quan niệm cổ xưa của nhiều dân tộc phương Đông, đậu đỏ mang lại may mắn vì màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành và phát triển. Tương truyền, những người ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu khi còn độc thân và bên nhau trọn đời khi kết hôn. 

Tuy chưa biết được truyền thuyết có thật hay không nhưng việc ăn chè đậu đỏ vào Thất Tịch ngày 7/7 Âm lịch lại được giới trẻ ưa chuộng. Đây được xem là cơ hội vàng cho những ai còn độc thân với mong muốn tìm được nửa kia ưng ý. Còn đối với những cặp đôi đang yêu nhau, việc ăn chè đậu đỏ sẽ giúp cho tình cảm trở nên gắn kết, bền chặt hơn.

Các chàng trai cô gái còn FA có thể tự nấu chè đậu đỏ hoặc mua chè đậu đỏ về ăn. Theo cách nào cũng tốt chỉ cần bạn thực sự mong muốn tình yêu sẽ tới. Hãy thử ngay nhé!

thất tịch 7/7 ăn chè đậu đỏ
Ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch giúp gia tăng may mắn (Nguồn: Internet)

Thất tịch không nên làm gì?

Thất Tịch không nên tổ chức đám cưới

Bắt nguồn từ câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ, đây là ngày họ đoàn tụ một năm xa cách. Nhưng rồi lại phải chia xa và mang trong mình bao nỗi buồn, nỗi nhớ. Vì vậy, nhiều người cho rằng không nên tổ chức đám cưới vào ngày Thất Tịch vì sợ sẽ phải chia cắt như Ngưu Lang Chức Nữ.

ngày 7/7 là ngày gì
Không nên tổ chức lễ cưới vào ngày 7/7 âm lịch (Nguồn: Internet)

Xây dựng nhà cửa

Có rất nhiều câu chuyện để giải thích cho vấn đề này, nhưng có thể thấy thời tiết Việt Nam  vào ngày 7/7 âm lịch thường có mưa và gây cản trở việc xây nhà dựng, thi công xây dựng.

Ngoài ra, tháng 7 thường được gọi là "tháng cô hồn". Đây là thời điểm ma quỷ thường xuyên quấy phá, nên những việc quan trọng như xây dựng nhà cửa sẽ không nên được tiến hành.

không nên làm gì vào lễ thất tịch
Hạn chế xây dựng nhà cửa vào khoảng thời gian này (Nguồn: Internet)

Tránh làm điều ác

Làm việc thiện và tránh làm những điều sai trái, không chỉ trong ngày lễ Thất Tịch. Nhưng trong ngày này, cần đặc biệt coi trọng việc thiện lành nhằm cầu bình an cho bản thân và gia đình, tạo ấn tượng tốt với người thương. 

Người ta cũng tin rằng tránh làm điều ác vào ngày này sẽ giúp bạn gặp nhiều may mắn trong tình duyên.

Những câu hỏi thường gặp về thất tịch là ngày gì

Ngày 7/7 là ngày gì?

Ngày 7/7 âm lịch hằng năm được nhiều nước trên thế giới chọn làm ngày lễ thất tịch và nó gắn liền với sự tích Ngưu Lang Chức Nữ

Thất tịch 2023 rơi vào ngày bao nhiêu dương lịch?

Theo lịch dương, ngày lễ thất tịch 2023 sẽ rơi vào ngày 22/8/2023

Trên đây là những thông tin về ngày lễ Thất Tịch sắp tới, hy vọng những thông tin thú vị trên sẽ giúp ích và khiến bạn hiểu hơn về ngày lễ Thất Tịch. Chúc các bạn yêu nhau mãi hạnh phúc và những ai còn cô đơn sẽ tìm được tình yêu đích thực. Ghé thăm blog Nguyễn Kim để đọc thêm nhiều bài viết. Mua sắm các sản phẩm công nghệ tại Nguyễn Kim với nhiều ưu đãi nhất.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng điện thoại, máy tính, laptop hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 (miễn phí)

Email: nkare@nguyenkim.com

Chat: Facebook NguyenKim (nguyenkim.com) hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Có thể bạn cũng thích