Thử nghiệm công nghệ Smart Inverter trên máy giặt LG

7 năm trước -

Một trong những mối quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng khi mua sắm các thiết bị điện tử, điện lạnh trong nhà là khả năng tiết kiệm điện năng, vận hành êm và độ bền bỉ. Trong vài năm trở lại đây, công nghệ động cơ biến tần (Inverter) nổi lên như một giải pháp tối ưu, giúp cải thiện rõ rệt lượng điện năng tiêu thụ của các thiết bị như điều hòa, tủ lạnh và được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn.

Mới đây, công nghệ Inverter cũng bắt đầu được phổ cập lên cả những dòng máy giặt lồng đứng, hứa hẹn tạo nên sự thay đổi lớn đối với thị trường điện tử gia dụng. Đơn cử như LG, hãng này vừa ra mắt 6 mẫu máy giặt lồng đứng mới tại thị trường Việt Nam đều sử dụng động cơ Smart Inverter, đánh dấu bước chuyển phổ cập công nghệ Inverter vào 100% model máy giặt của hãng.

Đối với động cơ thông thường, nguyên tắc của chúng là hoạt động theo cơ chế bật/tắt. Khi động cơ chạy luôn ở mức công suất tối đa và khi hệ thống báo tắt thì động cơ cũng ngắt hẳn, gây ra quá trình khởi động, bật/tắt liên tục làm lãng phí điện năng vô ích. Trong khi đó, động cơ Smart Inverter của LG sẽ hoạt động linh hoạt hơn. Bộ điều khiển biến tần (Inverter) sẽ tự động phân tích và thay đổi cho phù hợp với công suất mà hệ thống yêu cầu. Động cơ cũng ít khi ngắt hẳn mà sẽ hoạt động ở trạng thái chờ với mức tiêu thụ điện năng không đáng kể, nhằm tránh tình trạng bật/tắt đột ngột, gây lãng phí điện và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy.

Mô hình hoạt động trên máy giặt của động cơ Smart Inverter (bên phải) và động cơ thông thường (bên trái)

Mô hình hoạt động trên máy giặt của động cơ Smart Inverter (bên phải) và động cơ thông thường (bên trái)

So sánh lượng điện năng tiêu thụ giữa động cơ thông thường và động cơ Smart Inverter

So sánh lượng điện năng tiêu thụ giữa động cơ thông thường và động cơ Smart Inverter

Máy giặt lồng đứng Smart Inverter của LG có gì khác biệt?

Trong một chiếc máy giặt, bộ phận quan trọng nhất chính là động cơ. Có thể ví von động cơ như trái tim của máy, và trái tim có khỏe thì chiếc máy giặt mới có thể hoạt động trơn tru. Theo LG, các máy giặt Smart Inverter của họ sử dụng động cơ kết hợp giữa công nghệ Inverter với động cơ nam châm vĩnh cửu không chổi than BLDC. Toàn bộ khối động cơ được bảo vệ bởi bộ BMC với lớp vỏ hỗn hợp composite dạng khối chắc chắn giúp giữ vững động cơ để nâng cao độ bền bỉ, đồng thời giảm rung và ồn hơn so với động cơ thông thường. Bên cạnh đó, vỏ bọc này cũng ngăn chặn các động vật, côn trùng "lạc" vào thân máy, hạn chế tác động của bụi bẩn và độ ẩm, bảo vệ động cơ máy tốt hơn.

Hình ảnh thực tế động cơ LG Smart Inverter (màu trắng, bên phải) và động cơ thông thường (màu bạc, bên trái)

Hình ảnh thực tế động cơ LG Smart Inverter (màu trắng, bên phải) và động cơ thông thường (màu bạc, bên trái)

Ngoài ra, LG cũng cho biết các máy giặt lồng đứng Smart Inverter 2017 của họ được tích hợp các công nghệ: Chuyển động thông minh Smart Motion cho phép lồng giặt mô phỏng lại các chuyển động nhào trộn, quay, đảo để mang tới khả năng giặt tối ưu cho từng loại vải; Công nghệ đấm nước Punch+3 tạo ra các dòng nước theo phương thẳng đứng, đưa đồ giặt lên và xuống liên tục, mang tới hiệu quả giặt đồng đều; Giặt sơ tự động Pre Wash+ thay thế cho việc giặt tay bằng cách tự động giặt sơ quần áo trong 8 phút với các chu trình nhào trộn và ngâm diễn ra liên tục mỗi 2 phút, sau đó máy mới tiến hành giặt thông thường để đảm bảo quần áo được làm sạch tối đa; Các thác nước vòng cung giúp hòa tan bột giặt nhanh chóng để dễ dàng thẩm thấu vào áo quần, đồng thời giảm thiểu cặn bột giặt còn sót lại gây dị ứng và mẩn ngứa.

Kiểm nghiệm thực tế máy giặt LG Smart Inverter 2017

Kiểm tra hiệu quả động cơ máy giặt LG Smart Inverter

Kiểm tra hiệu quả động cơ máy giặt LG Smart Inverter

Để kiểm nghiệm những công bố của LG về hiệu quả của động cơ Smart Inverter trên thế hệ máy giặt mới, VnReview đã tiến hành những bài đánh giá thực tế trên một mẫu máy giặt LG Smart Inverter 2017 vừa ra mắt. Các công cụ thử nghiệm bao gồm máy đo điện năng tiêu thụ, máy đo độ ồn cộng với quan sát bằng mắt thường trong quá trình trải nghiệm.

Máy giặt sẽ được cho hoạt động ở chế độ tự động hoàn toàn, lượng quần áo tương đương với khối lượng tối đa mà mẫu máy giặt này cho phép là khoảng 10,5 Kg.

Các công cụ đo đạc độ ồn và lượng điện tiêu thụ trong một chu trình giặt

Các công cụ đo đạc độ ồn và lượng điện tiêu thụ trong một chu trình giặt

Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, về độ ồn trong một chu trình giặt, khi máy chưa hoạt động, độ ồn trong phòng là khoảng 55dB. Còn khi máy hoạt động, độ ồn tăng lên khoảng 5dB, dao động trong khoảng 60dB. Độ ồn này tương đương với độ ồn của cục nóng điều hòa khi hoạt động và hoàn toàn không gây khó chịu. Theo công bố của LG, nếu trong môi trường thử nghiệm lý tưởng, độ ồn của máy giặt LG có thể đạt mức tương đương không gian thư viện, chỉ khoảng 45dB. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy máy chạy êm, chỉ hơi rung lắc nhẹ khi ở quá trình vắt với tốc độ vòng quay cao nhất.

lazy_img

Độ ồn trong phòng trước khi máy giặt hoạt động

Độ ồn khi máy thực hiện chu trình giũ

Độ ồn khi máy thực hiện chu trình giũ

Về việc tiêu thụ điện năng, đồng hồ đo điện ghi nhận máy giặt lồng đứng LG Smart Inverter 2017 tiêu thụ hết 0,023 KWh tương đương 23Wh, thấp hơn mức 67Wh mà LG công bố. Trước đây, VnReview đã từng kiểm nghiệm điện năng tiêu thụ của một mẫu máy giặt lồng đứng sử dụng động cơ thông thường thì trong một chu trình giặt, máy tiêu tốn 0,1 KWh tương đương 100Wh. Như vậy, máy giặt lồng đứng LG Smart Inverter 2017 tiết kiệm điện năng hơn 77% so với máy giặt lồng đứng thông thường.

Lượng điện năng tiêu thụ trong 1 chu trình giặt của máy giặt LG Smart Inverter 2017

Lượng điện năng tiêu thụ trong 1 chu trình giặt của máy giặt LG Smart Inverter 2017

Lượng điện năng tiêu thụ trong 1 chu trình giặt của máy giặt lồng đứng thông thường

Lượng điện năng tiêu thụ trong 1 chu trình giặt của máy giặt lồng đứng thông thường

Một ưu điểm khác của máy giặt lồng đứng LG Smart Inverter 2017 mà chúng tôi nhận thấy trong quá trình thử nghiệm là việc quần áo khi giặt xong không bị xoắn rối vào nhau như máy giặt lồng đứng thông thường. Theo LG, điều này là do lồng giặt và mâm giặt của họ được trang bị công nghệ giặt xoay chiều TurboDrum, cho phép lồng giặt quay ngược chiều mâm giặt. Vì thế, quần áo luôn được quay đảo chiều liên tục, tăng tiếp xúc với nước để dễ dàng đánh bay vết bẩn và hạn chế xoắn rối, chống nhàu và xơ vải.

Độ xoắn rối của chu trình giặt

Độ xoắn rối của chu trình giặt

Với bài test kiểm nghiệm khả năng giặt sạch các vết bẩn cứng đầu, chúng tôi sử dụng một chiếc sơ mi trắng và làm bẩn bằng cách đổ cafe, trà, tương ớt, tương cà, xì dầu, nước hoa quả lên các khu vực khó làm sạch như cổ áo, tay áo, nách áo... Máy giặt được thiết lập ở chế độ Extra Clean (Tăng hiệu quả giũ). Sau gần 1 tiếng hoạt động, kết quả cho thấy toàn bộ các vết bẩn trên chiếc áo sơ mi trắng đều được làm sạch triệt để. Tất cả các vị trí khó như cổ áo, tay áo, nách áo đều không còn lại bất cứ vết bẩn nào.

Chiếc áo sơ mi được làm bẩn ở nhiều vị trí khác nhau

Chiếc áo sơ mi được làm bẩn ở nhiều vị trí khác nhau

Kết quả sau khi giặt với chế độ Extra Clean (Tăng hiệu quả giũ) trên máy giặt LG Smart Inverter 2017

Kết quả sau khi giặt với chế độ Extra Clean (Tăng hiệu quả giũ) trên máy giặt LG Smart Inverter 2017

Qua các kết quả trên, có thể kết luận máy giặt lồng đứng LG Smart Inverter 2017 thực sự cho hiệu quả giặt giũ tốt hơn so với máy giặt lồng đứng thông thường. Cụ thể, máy tiết kiệm điện hơn tới 77%, chạy êm. Quần áo được làm sạch triệt để cả ở những vị trí khó như cổ áo, tay áo, nách áo. Quần áo cũng không bị xoắn rối vào nhau mà tơi ra, dễ dàng lấy ra khỏi lồng giặt và ít nhàu hay xơ vải.

Với các cải tiến mới của động cơ smart inverter, người tiêu dùng có thu nhập trung bình và các gia đình trẻ giờ đây có thể yên tâm lựa chọn một máy giặt lồng đứng thông minh hơn, giúp tiết kiệm điện, giảm rung ồn, và giặt sạch sẽ nhưng vẫn phù hợp về giá và điều kiện lắp đặt.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy giặt

Dù là thiết bị gia dụng đơn giản, dễ sử dụng nhưng nhiều người vẫn dễ mắc phải một số sai lầm trong quá trình vận hành máy giặt. Vì vậy, bạn cần lưu ý những điều sau đây để máy giặt luôn hoạt động bền bỉ và ổn định.

Đầu tiên, với việc kê máy giặt, bạn nên để máy ở nơi khô thoáng có địa hình bằng phẳng, bề mặt nhám để máy đứng vững, không nên kê máy trên sàn trơn bóng (như sàn đá hoa). Nếu dùng kệ, bạn nên dùng loại không quá cao (chỉ khoảng 10 - 15cm). Chân kệ cũng nên được lắp thêm cao su để tăng ma sát, tránh trơn trượt trong quá trình máy hoạt động.

Kê máy giặt ở nơi khô thoáng, bằng phẳng

Kê máy giặt ở nơi khô thoáng, bằng phẳng

Tiếp theo, khi giặt quần áo, bạn nên phân loại đồ trắng với đồ màu để tránh việc quần áo màu phai màu sang quần áo trắng. Giặt riêng các loại quần áo bẩn nhiều và bẩn ít cũng giúp việc giặt giũ hiệu quả hơn. Đồ người lớn và đồ trẻ em cũng cần giặt riêng bởi quần áo to, cứng của người lớn khi giặt chung có thể làm hỏng quần áo của trẻ nhỏ. Tuyệt đối không nên gộp chung các loại quần áo trong một lần giặt sẽ dễ làm quá trình giặt giũ không hiệu quả, sót lại vết bẩn hay bột giặt và làm máy khó vắt khô, khó giũ.

Phân loại đồ trắng với đồ màu để tránh tình trạng lem màu

Phân loại đồ trắng với đồ màu để tránh tình trạng lem màu

Và cuối cùng, với các loại quần áo "khó chiều" như len, lông vũ…bạn nên cho chúng vào túi giặt để tránh gây tổn hại sợi vải, giúp quần áo bền hơn. Tuy nhiên, cũng không nên nhét quá nhiều đồ vào túi giặt vì khi máy quay, "cục" quần áo đó sẽ văng theo, khiến thùng máy giặt bị nghiêng và bị va chạm mạnh trong quá trình giặt, phát ra tiếng ồn và hư hại máy về lâu dài.

Sử dụng túi giặt với các loại quần áo như len, lông vũ

Sử dụng túi giặt với các loại quần áo như len, lông vũ

Nguồn và ảnh: VnReview

Có thể bạn cũng thích