Thú vị văn hóa sử dụng điện thoại vòng quanh thế giới

8 năm trước -

Điện thoại là vật dụng trong cuộc sống hiện nay và nó gần như là vật "bất ly thân" đối với nhiều người. Bạn dùng chúng để gọi điện, trao đổi, phục vụ các nhu cầu giải trí. Tuy nhiên ở những quốc gia có nền văn hóa khác nhau cách sử dụng điện thoại cũng có sự cách biệt. Chắng hạn, ở nước ta nói to hoặc làm ồn nơi công cộng được xem là hành vi không văn hóa, nhưng đối với một số vùng trên thế giới đây là lẽ thường. Thật thú vị phải không nào? Hãy cùng Nguyễn Kim tìm hiểu văn hóa dùng điện thoại trên thế giới nhé!
Văn hòa dùng điện thoại trên thế giới có nhiều khác biệt

Văn hóa trên thế giới vô cùng đa dạng, chỉ riêng về cách sử dụng điện thoại cũng có nhiều tranh cãi. Vì vậy, khi đến một đất nước nào đó để du lịch hay công tác hãy chú ý đến điều này để tránh trở thành "dị nhân" nơi xứ người bạn nhé!

Người Mỹ thường để điện thoại ở chế độ yên lặng ở nơi công cộng

Một thăm dò nghiên cứu của Synovate cho biết 72% người Mỹ cho rằng các cuộc gọi ồn ào ở nơi công cộng là thói quen xấu của người dùng điện thoại di động. Vì vậy nên những nơi như rạp phim, nhà hàng, nhà thờ, xe bus... họ thường để chế độ yên lặng.

Người Ai Cập dành hết tập trung để nghe cuộc điện thoại

Khi gọi điện với người Ai Cập bạn sẽ thấy thật thoải mái và không có cảm giác bị "bỏ rơi", vì họ thường dành 5 phút để "tào lao" trước khi vào vấn đề chính nhưng bù lại, họ dùng hết sự tập trung cho cuộc gọi đó.

Người Nga cảnh giác khi nghe điện thoại

Người Nga có thói quen cảnh giác cao độ khi dùng điện thoại thế nên đừng bất ngờ nếu người bạn của mình không nói gì hoặc hỏi bạn là ai, họ chỉ đang tự bảo vệ mình thôi.

Không nghe điện thoại đối với người Nga là không lịch sự

Đừng "nổi điên" nếu người Brazil gọi cho mình lại hỏi ngược lại bạn là ai, vì họ cũng có tính cảnh giác "cao độ" như người Nga trong việc dùng điện thoại. Thêm vào đó, khi nhận được cuộc gọi từ người bạn "khó tính" này, bạn phải bắt máy ngay dù có đang gặp "bão cấp mười" từ sếp hay đang trong cuộc họp quan trọng nếu không muốn bị đánh giá là bất lịch sự.

Người Pháp nói chuyện nhẹ nhàng khi nghe điện thoại

Tương tự như người Mỹ, người Pháp thường tắt tiếng điện thoại ở nơi công cộng và nói chuyện thật nhẹ nhàng. Đặc biệt, họ chỉ trao đổi thông tin cá nhân qua điện thoại khi hoàn toàn tin tưởng vào người ở đầu dây kia.

Người Trung Quốc không có thí quen dùng điện thoại trả lời tự động

Người Trung Quốc có thói quen sử dụng điện thoại mọi lúc, mọi nơi và sẵn sàng dừng cuộc nói chuyện để nghe máy khi có cuộc gọi đến.

Nói chuyện, để chuông điện thoại lớn tiếng ở Ấn Độ là bình thường

Nếu tìm người để "buôn dưa lê" qua điện thoại khi nhàm chán hay mất ngủ, người Ấn Độ là đối tượng lý tưởng. Ngoài ra, họ còn có thói quen để nhạc chuông hoặc nói chuyện lớn ở nơi công cộng, trái với người Mỹ và Pháp.

Sử dụng điện thoại ở nơi công cộng là bất lịch sự đối với người Nhật

Ở xứ sở  Hoa Anh Đào, bạn sẽ bị xem là vô cùng bất lịch sự nếu nói chuyện điện thoại ở nơi đông người. Thậm chí nhiều nơi còn yêu cầu tắt chúng trước khi vào. Khi có cuộc gọi đến, những người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình thường bắt máy và giới thiệu họ trước.

Người Anh sử dụng điện thoại trả lời tự động gấp 2 lần người Mỹ

Người Anh thích dùng hộp thư thoại, nhiều gấp đôi ở Mỹ và sẽ cảm thấy thật bất lịch sự nếu bạn gọi điện thoại cho họ trong khi đang ăn. Bởi lẽ đó, hãy ghi nhớ kỹ điều này để tránh vuột mất bản hợp đồng hay đánh mất một người bạn Anh mới kết giao.

Người Thái Lan gọi điện thoại đến khi bạn bắt máy mới thôi

Văn hóa dùng điện thoại "điên rồ" và kiên nhẫn xứng đáng được "trao giải" thuộc về người Thái Lan. Những con người ở  đất nước Chùa Vàng này có thể thực hiện các cuộc gọi ở những nơi và thời gian không tưởng như trong buổi phỏng vấn hay cuộc họp quan trọng với khách hàng. Thêm một điểm thú vị và khá "đáng sợ", họ sẵn sàng dùng cả ngày để gọi điện đến khi bạn bắt máy hay đến hết pin. Vì thế, bạn đừng mong "trốn" được.

Người Ý dùng điện thoại mọi lúc mọi nơi

Ở Ý, văn hóa dùng điện thoại khá "thoáng", mọi người thoải mái nói về cuộc sống riêng ở nơi công cộng, mọi lúc mọi nơi như trong các cuộc họp, hội nghị... 

Ở Việt Nam, chúng ta thích nhắn tin hơn gọi điện thoại

Ở Việt Nam thì sao? Điện thoại được sử dụng thường xuyên và có thói quen "nháy máy" cho người khác gọi lại để tiết kiệm chi phí cuộc gọi. Trong cuộc họp, sếp có thế thoải mái nghe máy nhưng cấp dưới thì... không.

lazy_img

Văn hóa sử dụng điện thoại trên thế giới thật đa dạng phải không nào? Tuy nhiên dù sống ở vùng địa lý nào, bạn cũng không nên dùng điện thoại khi đang lái xe để bảo vệ tính mạng cho mình và người khác bạn nhé!

Bài: Ngọc Mai

Có thể bạn cũng thích