Chuyến xe "thực tế ảo" đưa trẻ em khó khăn đến những nơi tuyệt vời

8 năm trước -

Được đặt chân đến nhiều địa danh khác nhau, được thoải mái chơi những trò yêu thích là điều mà mỗi đứa bé muốn và cần có để mở mang tầm hiểu biết ngay khi còn nhỏ. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi hơn các bạn cùng trang lứa vì không có điều kiện để thăm thú những mảnh đất xinh đẹp xung quanh chúng hay trải nghiệm những món đồ chơi hiện đại. Kính thực tế ảo VR - hệ thống mô phỏng trong đó đồ họa máy tính được sử dụng để tạo ra một thế giới như thật sẽ đưa giáo dục bước sang một kỷ nguyên mới, mang thế giới xung quanh đến gần hơn với các em nhỏ, giúp các em có cái nhìn chân thật và sống động nhất về những điều, những nơi mà các em luôn hằng mơ ước được đặt chân đến.

Những em bé người Rohingya với khuôn mặt và ánh mắt sáng rực rỡ khi được trông thấy các tình nguyện viên của Give.my mang những chiếc Google Cardboard đến. Các em có độ tuổi từ 7-15 tuổi và là người tị nạn được Cao ủy LHQ về người tị nạn (UNHCR) bảo vệ, hiện đang tạm thời sinh sống tại quỹ Nhân đạo Hồi giáo Malaysia tại Pandan Indah để chuẩn bị đi học.

Hoàn cảnh của các em đa phần đều nghèo, không có các điều kiện để được hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ như bao bạn bè cùng lứa trên thế giới. Song với sự xuất hiện của Google Cardboard và những trò chơi “tuy ảo nhưng lại rất thật” như tàu lượn, lái trực thăng…, các em trở nên vô cùng hào hứng, nụ cười tươi luôn thường trực trên những gương mặt nhỏ nhắn, dễ thương.

1. Thắp lên cơ hội nhìn ngắm thế giới xung quanh cho các em nhỏ

Momoko Sum, giám đốc dự án Give.my chia sẻ: “Hiện nay, có rất nhiều trẻ em thiếu may mắn đang sinh sống hay chính xác hơn là đang tị nạn tại Malaysia, và những em đó đều không có cơ hội để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Với dự án Malaysian Virtual Field Trips lần này, các em sẽ được tìm hiểu tất thảy những điều mà các em luôn thắc mắc về cuộc sống ngoài kia”.

Ý tưởng của dự án là sử dụng kính thực tế ảo VR cấu thành từ bìa carton và hai thấu kính giá rẻ từ Google, đồng thời sáng tạo những trải nghiệm 360 độ thú vị về những địa điểm nổi tiếng của Malaysia. Give.my đã khởi động từ tháng 5 năm nay với 5 tình nguyện viên và sự hỗ trợ tài chính từ Webe.

Chân dung giám đốc dự án mang kính thực tế ảo đến trẻ em nghèo

Chân dung giám đốc dự án Momoko Sum

2. Chuẩn bị món quà bất ngờ

Nhóm mất 6 tuần để xây dựng và chuẩn bị 10.360 video 360 độ, bao gồm vô vàn những địa điểm nổi tiếng của Malaysia như các làng văn hóa Sarawak, Vườn quốc gia Kinabalu, Merdeka Parade, Air Asia, Sepang Gold Coast, Penang, Pulau Ketam,... Không những thế, bên cạnh những video về các địa danh Malaysia, Give.my còn mở rộng tầm nhìn của các em ra những kỳ quan tầm thế giới.

Để có thể hỗ trợ nhiều em nhỏ hơn, đồng thời tạo được sự nhận thức rõ ràng về dự án, Give.my dự định sẽ chạy 10 hội thảo cho các trẻ em nghèo để các em trải nghiệm và khám phá những điều mới thông qua việc sử dụng các video 360 độ, smartphone. Momoko cho biết: “Chúng tôi mong muốn sẽ thu hút được 200-400 em nhỏ và cho chúng thấy một thế giới ngoài sức tưởng tượng của chúng. VR là một công nghệ tuyệt vời để giáo dục trẻ nhỏ, nhất là những em bé kém may mắn như trẻ mồ côi, trẻ tị nạn, thậm chí có cả những em bé người bản địa. Chúng đều không được đi học hoặc học chưa đến nơi đến chốn.

Không chỉ hướng tới trẻ nhỏ mà dự án này còn hướng những người giáo viên, mang đến cho họ những cách dạy mới mẻ và hấp dẫn hơn. Kính thực tế ảo VR thì ngày càng rẻ và dễ kiếm, có tiềm năng rất lớn trong tương lai trên nhiều lĩnh vực. Từ cách nhìn giáo dục, rõ ràng VR đã mở ra một kỷ nguyên mới về cách dạy và học.

"Với thực tế ảo, chúng tôi thấy một cơ hội tuyệt vời để thu hẹp khoảng cách. Công nghệ này đang ngày càng phát triển với giá cả phải chăng hơn và dễ tiếp cận, và có tiềm năng to lớn cho tất cả các loại ứng dụng và các lĩnh vực. Từ quan điểm của giáo dục, thực tế ảo mở ra “chân trời” hoàn toàn mới của việc học tập và những "chuyến đi thực tế" mới chỉ là bắt đầu", Momoko tiếp lời.

Những chiếc kính thực tế ảo Google Cardboard

Những chiếc Google Cardboard được chuẩn bị cho các em 

3.  Cách Google Cardboard hoạt động

Một Google Cardboard kết hợp với một điện thoại thông minh tương thích tạo ra một trải nghiệm thực tế ảo. Các Cardboard sử dụng các cảm biến gia tốc trong điện thoại để hiểu “cơ chế quay đầu của bạn” và điều chỉnh tầm nhìn phù hợp cho bạn trong suốt quá trình xem. Các ứng dụng như VRSE (phim tài liệu thực tế ảo), Google Earth và Google Street View đều có thể được sử dụng để đưa học sinh gần như đến bất cứ nơi nào trên thế giới.

Kính thực tế ảo Google Cardboard đưa các em học sinh đến khắp nơi trên thế giới

Google Cardboard đưa các em học sinh đến khắp mọi miền trên thế giới

4. Phản hồi của trẻ em

Cho đến nay, Give.my đã tiến hành các cuộc hội thảo tại 7 trường cho trẻ em vùng sâu vùng xa trong cả nước. "Các thông tin phản hồi là khá tuyệt vời và những đứa trẻ hoàn toàn thích kính thực tế ảo", Momoko nói. Học sinh cũng được yêu cầu làm một số bài tập để kiểm tra kiến thức của họ về những gì họ đã thấy trong suốt “chuyến đi ảo”.

Trong khi đó, nhà điều hành và gây quỹ Muhammad Azlan cho biết sáng kiến đã tạo cho các em mối quan tâm mới và hứng thú đối với việc học tập hơn. "Nó mang lại cơ hội mới cho trẻ em, giúp họ khám phá thế giới và học hỏi được rất nhiều từ này", ông chia sẻ thêm.

Các em nhỏ sẽ được tham gia 1 số bài tập nhỏ sau khi trải nghiệm kính thực tế ảo VR

Các em nhỏ sẽ được tham gia một số bài tập sau khi trải nghiệm kính thực tế ảo VR

Bài: Hoàng Ngân

Có thể bạn cũng thích